VD: (ĐH-2011) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
B. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang. C. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.
D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
=> Đáp án A và D gần giống nhau, D chi tiết hơn => chọn D.
(ĐH-2012) Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hai phần tử của môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha.
B. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên
lần bước sóng thì dao động cùng pha.
C. Những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
D. Hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 90o
4. Các đáp án có nghĩa đối lập nhau (không thể cùng “đúng” – nếu chọn câu SAI, hoặc không thể cùng “sai” – nếu chọn câu ĐÚNG), thì thường chọn 1 trong hai đáp án đó.
VD: (ĐH 2009) Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn sốnuclôn của hạt nhân Y thì
A. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
B. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
D. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
=> A và B đối lập nhau,không thể cùng sai, chọn A hoặc D
(ĐH-2009) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.
B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
C. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
D. Sóng điện từ là sóng ngang.
A và B không thể cùng đúng => chọn A hoặc B
(CĐ-2012) Khi nói về tia Rơn-ghen và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tần số của tia Rơn-ghen nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Tần số của tia Rơn-ghen lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
D. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có khả năng gây phát quang một số chất.
=>B và C ngươc nhau, không thể cùng đúng, chọn B hoặc C
(ĐH-2009) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.
B. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
C. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên
tục.
D. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
=> chọn B hoặc D
(ĐH-2009) Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì
A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
B. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.
C. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.
D. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
=> Chọn B hoặc C
(ĐH-2009) Trong sự phân hạch của hạt nhân 235U , gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh.
B. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
D. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.
=> Chọn C hoặc D
5. Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần (3 lần) trong đáp án, thường là đúng. Loại đáp án khác nhất trong 4 đáp án
VD (ĐH-2011) Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu lam ta quan sát được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và các điều kiện khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì
A. khoảng vân không thay đổi. B. vị trí vân trung tâm thay đổi. C. khoảng vân tăng lên. D. khoảng vân giảm xuống.
(Lưu ý C và D không coi là hai đáp án đối lập, không áp dụng được cách 4)
Đáp án A, C, D đều nói về sự thay đổi của khoảng vân, loại đáp án B.
(ĐH-2010) Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và năng lượng. B. li độ và tốc độ. C. biên độ và tốc độ. D. biên độ và gia tốc.
3 đáp án đều có biên độ, loại đáp án B.
(ĐH-2011) Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào
A. hiện tượng quang điện trong. B. hiện tượng phát quang của chất rắn.
C. hiện tượng quang điện ngoài. D. hiện tượng tán sắc ánh sáng
=> 3 đáp án A, B, C đều liên quan đến hiện tượng quang điện, loại ngay đáp án D
(ĐH-2009) Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
=> Loại ngay đáp án A
(ĐH-2009) Đặt điện áp u = Uo¬cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng R . Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó:
A. điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
C. trong mạch có cộng hưởng điện. D. điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
=> Loại đáp án C
(ĐH-2008) Máy biến áp là thiết bị
A. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều. B. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều. D. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
=> Loại đáp án C
(ĐH-2007) Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng. B. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
C. với tần số bằng tần số dao động riêng. D. mà không chịu ngoại lực tác dụng.
Loại ngay đáp án D
Fanpage Tôi yêu Vật Lý
--------------------------
B. VỚI CÁC CÂU HỎI BÀI TẬP DẠNG CHỮ
Giống ở lý thuyết, dữ kiện nào xuất hiện nhiều trong đáp án thường là đúng
VD A. I = I’. B. I = ICAN2 . C. I < I’. D. I > I’.
=> Trong 3 đáp án A, C, D đều so sánh I và I’, loại đáp án B
(ĐH-2007) Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều u = U0sinωt thì dòng điện trong mạch là i = I0¬ sin(ωt + π/6) . Đoạn mạch điện này luôn có
A. ZL < ZC. B. ZL = ZC. C. ZL = R. D. ZL > ZC.
=> Loại ngay đáp án C
(CĐ-2011) . Một hạt nhân của chất phóng xạ A đang đứng yên thì phân rã tạo ra hai hạt B và C. Gọi mA, mB, mC lần lượt là khối lượng nghỉ của các hạt A, B, C và c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Quá trình phóng xạ này tỏa ra năng lượng Q. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. mA = mB + mC + Q/c2 B. mA = mB + mC C. mA = mB + mC - Q/c2 D. Q/c2 – mB - mC
=> Loại ngay đáp án B
--------------------------
C. VỚI CÁC BÀI TẬP ĐÁP ÁN LÀ SỐ
- BÍ KÍP QUAN TRỌNG : Chọn đáp án TRUNG GIAN (không phải lớn nhất và nhỏ nhất), xác suất chính xác là 70%
- Ưu tiên những đáp án gần giống nhau, liên quan với nhau. Loại đáp án khác nhất trong 4 đáp án
- Thường không có độ chính xác cao với những câu có đáp án đối xứng
VD cho đề ĐH 2011
A. 45do. B. 180do. C. 90do. D. 150do.
+ A, B, C đều là 3 góc đặc biệt, loại đáp án D.
+ Lấy đáp án trung gian => B hoặc C
VD: A. 75 W. B. 160 W. C. 90 W. D. 180 W.
=> Lấy đáp án trung gian: Chọn B hoặc C.
C và D liên quan với nhau => chọn C
VD: A. 0,86. B. 0,84. C. 0,95. D. 0,71.
=> Lấy đáp án trung gian: A hoặc B
A và B gần giống nhau: chọn A hoặc B
=> yên tâm lụi A hoặc B
VD:A. 71 vòng. B. 200 vòng. C. 100 vòng. D. 400 vòng.
=> Loại đáp án A (khác 3 đáp án kia), B, C, D liên quan nhau
Lấy hai đáp án trung gian: B và C
=> lụi B hoặc C
VD: A. 0,64 μm. B. 0,50 μm. C. 0,48 μm. D. 0,45 μm
+ Chọn hai đáp án trung gian: B và C
+ C và D gần nhau
=> chọn C
VD:A. 4,6 cm. B. 3,2 cm. C. 5,7 cm. D. 2,3 cm.
+ Chọn hai đáp án trung gian: A và B
+ B và D liên quan nhau (3,2 và 2,3) (thực ra A và C cũng đang liên quan nhau)
=> Chọn B
VD:A. 2 B. 1/2 C. 4 D. 1/4
+ Các đáp án đều liên quan với nhau, đối xứng nhau. Chọn hai đáp án trung gian A hoặc B
(rất dễ trật vì đáp án đối xứng)
VD:A. 40 vòng dây. B. 84 vòng dây. C. 100 vòng dây. D. 60 vòng dây.
+ Loại đáp án B, đáp án A, C, D liên quan nhau
+ Chọn hai đáp án trung gian B và D
=> đáp án D
VD: A. 26,12 cm/s. B. 21,96 cm/s. C. 7,32 cm/s. D. 14,64 cm/s.
+ Chọn hai đáp án trung gian B và D
+ A liên quan với B (gần bằng), C liên quan với D ( gấp đôi) => không loại được
=> lụi B hoặc D
VD: A. 6,6o. B. 3,3o. C. 9,6o. D. 5,6o
+ Loại B (khác nhất – B chỉ liên quan với A, trong khi A, C, D liên quan nhau)
+ chọn 2 trung gian: A hoặc D
VD:A. 1057 nm. B. 220 nm. C. 661 nm. D. 550 nm.
+ Lấy 2 đáp án trung gian: C và D
+ C và D gần nhau so với A, B
=> cứ lụi C hoặc D
------------------
MẸO LỤI NẾU CHỈ CÒN ÍT CÂU KHÔNG LÀM ĐƯỢC
• Nếu đã làm được trên 20/40 câu chắc chắn đúng.
Trong 40 câu TN, đáp án đã được máy tính đảo lộn ngẫu nhiên nhưng vẫn tuân theo qui luật xác suất, số phương án A (hoặc B,C,D) đúng xấp xỉ 12,5 câu.
- VD làm được 23 câu, trong đó 2A + 7B + 7C + 7D => Tất cả 17 câu còn lại check A hết => Đúng thêm 10 câu => quá ngon!! (áp dụng hữu hiệu khi đã làm chắc chắn đúng trên 20 câu, và có 1 đáp án đúng xảy ra ít, ví dụ như đáp án A ở trên).
- Trường hợp xấu nhất, tỉ lệ số câu đúng bằng nhau, VD làm được 23 câu: 5A+ 5B+6C+7D => check A hoặc B hết, (chắn chắn ko chọn D) vẫn đúng thêm 7 câu.
TỔNG KẾT 1 : Đếm trong những đáp án chắc chắn đúng, đáp án nào đang được chọn ít nhất thì chọn hết đáp án đó cho những câu còn lại.
• Nếu không làm được câu nào trong đề: Đánh 5 câu liên tiếp đáp án A, 5 câu liên tiếp đáp án B,…cho đến hết
TỔNG KẾT 2 : Khi đánh lụi có thể kết hợp các phương pháp lại. Loại trừ, lấy đáp án trung gian, ưu tiên chọn đáp án đang đúng ít. Hoặc nếu làm chắc chắn đúng được nhiều (30 câu chẳng hạn) và có 1 đáp án xuất hiện ít thì có thể liều mạng đánh hết đáp án đó.