Thi khối xã hội, học sinh cần học tốt toàn diện cả 6 môn bao gồm: Toán, Văn, Anh, Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử. Ngoài ra, còn bao gồm thêm các môn ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nga… Tùy theo sở thích mỗi thí sinh mà lựa chọn tổ hợp môn phù hợp.
Danh sách các tổ hợp môn khối C của ban xã hội
Khối C00: | Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý |
Khối C19: | Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân |
Khối C20: | Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân |
Danh sách các tổ hợp môn khối D của ban xã hội
Khối D14:
|
Ngữ văn, Lịch sử và Tiếng Anh |
Khối D15:
|
Ngữ văn, Địa lý và Tiếng Anh |
Khối D41:
|
Ngữ văn, địa lý và Tiếng Đức |
Khối D42:
|
Ngữ văn, Địa lý và tiếng Nga |
Khối D43:
|
Ngữ văn, Địa lý và tiếng Nhật |
Khối D44:
|
Ngữ văn, Địa lý và tiếng Pháp |
Khối D45:
|
Ngữ văn, Địa lý và tiếng Trung |
Khối D78:
|
Ngữ văn, tổ hợp Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) và tiếng Anh |
Khối D79:
|
Ngữ văn, tổ hợp Khoa học Xã hội và tiếng Đức |
Khối D80:
|
Ngữ văn, tổ hợp Khoa học Xã hội và tiếng Nga |
Khối D81:
|
Ngữ văn, tổ hợp Khoa học Xã hội và tiếng Nhật |
Khối D82:
|
Ngữ văn, tổ hợp Khoa học Xã hội và tiếng Pháp |
Khối D83:
|
Ngữ văn, tổ hợp Khoa học Xã hội và tiếng Trung |
Những ai phù hợp học khối xã hội?
- Những bạn học sinh sống thiên về tình cảm, có được sự thấu cảm cao (chỉ số EQ được đánh giá tốt) sẽ phù hợp để theo học khối xã hội.
- Bạn có tâm hồn mộng mơ, phong cách làm việc thường theo xu hướng cảm hứng mà khó có thể tuân theo kế hoạch đã được vạch sẵn;
- Những bạn trẻ có sự yêu thích làm việc với con người và có tâm hồn thơ mộng cũng có thể lựa chọn các ngành học xã hội.
- Bạn thuộc tuýp người yêu thích các môn học như Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Ngoại ngữ,…
- Những bạn có khả năng ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ (thiên về não phải).
Khối xã hội gồm những ngành nào?
1.Nhóm ngành Luật – Quản lý Nhà nước
Nếu quan tâm đến nhóm ngành Luật, bạn có thể lựa chọn tham khảo và theo học tại một số các ngôi trường nổi bật sau đây:
- Trường Đại học Luật Hà Nội (HLU);
- Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (HCMULAW);
- Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL)
- Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Trường Đại học Huế;
- Trường Đại học Mở (OU);
- Trường Đại học Kinh tế (UEF);
- Học viện Cán bộ.
2.Nhóm ngành Truyền thông và Báo chí
Nếu bạn muốn theo học nhóm ngành truyền thông và báo chí, một số các cơ sở có đào tạo ngành này bao gồm:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền;
- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn;
- Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình 2;
- Trường Cao đẳng truyền hình Hà Nội;
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông;
- Trường Đại học Kinh tế (UEF – chuyên ngành Báo chí);
- Trường Đại học Văn Lang;
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.