Yếu tố sáng tạo là một trong các yếu tố quan trọng để bài thi có sức hút đối với người chấm. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn “an toàn” triển khai theo lối mòn, làm cho câu văn rất đơn điệu và nhàm chán. Một số cách làm tăng sức hấp dẫn cho văn Nghị luận xã hội có thể kể đến như: thêm một số câu nói, hình ảnh tượng trưng như “Không có áp lực thì không có kim cương”; “trong mỗi chúng ta là một dòng máu hồng, nếu không thể nhân bản những “hồng cầu” thì cũng đừng biến chúng thành “bạch cầu” hay tế bào ung thư ăn mòn trái tim mang tên tình người; “cuộc sống là đường một chiều đã đi qua thì không thể quay trở lại;”…
3.Đọc sách để bổ sung ngôn ngữ và cách diễn đạt, hành văn
Tương tự như đọc các bài văn mẫu, đọc sách là một khái niệm trừu tượng hơn nhưng không thể thiếu đối với bất cứ người học văn nào. Cô Thùy Dương chia sẻ, ngôn ngữ sử dụng trong sách thường là những ngôn từ đã qua chọn lọc và được phóng tác bởi những người có kinh nghiệm, những cây viết có tên tuổi và được sàng lọc bởi một ban biên tập nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, thông qua quá trình đọc sách, người viết sẽ được bổ sung một lượng lớn từ vựng cao cấp và lối hành văn đa dạng. Từ đây, giúp ngôn ngữ lập luận trong bài viết trở nên sắc bén và có sức nặng hơn.
4.Bổ sung kiến thức, thông tin mang tính cập nhật
Đối với dạng văn nghị luận xã hội, bên cạnh một hệ thống luận điểm và luận cứ chặt chẽ, thì các dẫn chứng phải mang tính cập nhật thực tế. Chính những điều này sẽ giúp bài viết ghi điểm cao. Ở cuộc sống hiện tại, lượng thông tin này không ở đâu đầy đủ bằng các trang báo điện tử, mạng xã hội… “Hãy chú ý và quan tâm đến những sự kiện diễn ra hằng ngày, vì chúng biết đâu sẽ trở thành những dẫn chứng đầy tính thuyết phục giúp các em ghi trọn điểm trong bài viết của mình”, cô Thùy Dương tiết lộ.
KẾT CẤU BÀI VIẾT NLXH ĐẠT ĐIỂM CAO
XEM CHI TIẾT TÀI LIỆU: TẠI ĐÂY