[PDF] 1000 CÂU TRẮC NGHIỆM KHÓ MÔN TIẾNG ANH MỤC TIÊU 9+ CÔ TRANG ANH
Bí quyết đạt điểm 9+ môn tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia
Muốn đạt điểm 9+ môn Tiếng Anh THPT QG, học sinh cần chú ý những phần kiến thức nào?
-
NGỮ ÂM (4 câu)
Với phần ngữ âm (trọng âm + phát âm), muốn đạt được điểm tối đa, học sinh trước hết cần phải học từ vựng, từ mới, tra kỹ cách đánh phiên âm, trọng âm, đọc liên tiếp từ đó thành tiếng ít nhất 3 lần và hơi cường điệu thanh điệu của từ lên một chút sẽ giúp nhớ lâu và có phản xạ tốt khi làm bài trọng âm. Ngoài ra, học sinh cũng cần phải thuộc các quy tắc đánh trọng âm, quy tắc phát âm và áp dụng vào bài tập để làm cho thuần thục.
Mặt khác, có rất nhiều các em học sinh thường phát âm sai do thói quen phát âm Tiếng Anh bằng việc đánh vần theo quy tắc Tiếng Việt; ghép nguyên âm với phụ âm và tự cho dấu sắc vào; áp đặt cách phát âm của từ khác khi phát âm từ tương tự… Vì thế để làm tốt phần bài tập này, học sinh cần từ bỏ những thói quen này khi học phần ngữ âm, rồi tập trung vào các từ có quy tắc, quen thuộc và đơn giản, tiếp sẽ tập trung vào các trường hợp bất quy tắc và ngoại lệ vì đề thi rất hay ra. Ví dụ, trọng âm của danh từ có hai âm tiết thường rơi vào âm tiết thứ nhất và câu hỏi sẽ chứa đáp án mà từ đó ngoại lệ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Hơn nữa, học sinh cũng cần phải phát âm đúng tất cả các từ mới ngay từ đầu và nắm vững phần căn bản để tránh nhầm lẫn.
-
NGỮ PHÁP - TỪ VỰNG (12 câu)
Kỹ thuật làm phần bài tập này là các em cần xử lý nhanh gọn và chuẩn xác những câu hỏi dễ về chuyên đề ngữ pháp lớn, loại từ… Các em nên để nhiều thời gian hơn cho việc xử lý câu khó, có kết hợp kép các chuyên đề với nhau hoặc các câu có kiến thức khó ở phần từ vựng, giới từ, cụm động từ, mạo từ, đại từ quan hệ… Để làm được các câu khó hơn, khi ôn tập các em trước hết cần phải viết các cụm từ lưu ý ra vở ghi chép, học thuộc chắc chắn, tránh mơ hồ, nhớ quên, đại khái…; sau là chú trọng đến các dạng đặc biệt về ngữ pháp. Ví dụ như dạng đặc biệt unless, if only, dạng hỗn hợp của câu điều kiện; đại từ quan hệ “that” và mệnh đề quan hệ rút gọn; câu bị động đặc biệt như thể sai bảo hay bị động với chủ ngữ bất định. Tuy nhiên, các em cũng đừng quên phải nắm rõ phần từ loại với các đuôi dễ nhận biết (danh, động, tính); chú trọng cấu trúc câu quen thuộc trong sách giáo khoa, thì, câu điều kiện, trực tiếp, gián tiếp, so sánh, hòa hợp chủ vị, đảo ngữ, liên từ, đại từ quan hệ. Đặc biệt các từ như: a few, few, little, a little, rồi most of, almost hoặc like, alike, likely hay another, other… cũng rất hay hỏi vì học sinh hay lơ mơ phần này.
Từ vựng là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định việc đạt điểm cao khi làm bài, việc học từ vựng là cả một quá trình lâu dài, các em nên học từ vựng 30 phút vào buổi sáng khi mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Các em nên học và ôn luyện từ vựng theo hướng đa dạng hóa chứ không nên tập trung vào một dạng bài hay một phần kiến thức, do đó ngoài việc học từ vựng về cụm động từ thì các em cũng nên học từ mới theo chủ đề song song với những từ mới liên quan đến dạng câu hỏi trong đề thi như từ đồng nghĩa, trái nghĩa sẽ giúp ích nhiều cho các em. Để có thể ghi nhớ được từ vựng một cách dễ dàng, các em nên có một quyển sổ ghi chép từ vựng theo các chuyên đề như cụm động từ, thàng ngữ, từ trái nghĩa, đồng nghĩa… hoặc tự chuẩn bị các flash card để tiện hoc từ mới ở mọi nơi. Các em cũng nên làm nhiều bài tập về từ vựng hoặc đọc nhiều loại sách, báo sẽ giúp các em mở rộng được vốn từ về nhiều chủ đề khác nhau cũng như cách sử dụng chúng sao cho linh hoạt và chính xác.
-
CHỨC NĂNG GIAO TIẾP (2 câu)
Dạng bài chức năng giao tiếp trong đề thi THPT quốc gia khá đa dạng về các chủ đề giao tiếp trong cuộc sống, từ việc cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, xin phép, đề nghị… đến những câu hỏi, câu nói thường ngày. Cần lưu ý chọn câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp về ngữ nghĩa, và đảm bảo độ lịch sự, lễ phép, thân thiện, không thái độ tồi, khó chịu, nhưng cũng cần tránh những câu quá câu nệ, học thuật, không hợp với lối nói hàng ngày.
-
TÌM TỪ ĐỒNG GHĨA, TRÁI NGHĨA (4 câu)
Phần này đòi hỏi kiến thức từ vựng rộng đi kèm với kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong câu. Bởi vì trong bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, phần gạch chân thường là từ mới hoặc từ khó, chúng ta rất khó biết nghĩa nếu chỉ nhìn vào từ đó một cách đơn lẻ, nên hãy đặt chúng trong một văn cảnh cụ thể, với các từ kèm theo khá dễ hiểu để giải thích và diễn giải cho phần cần tìm nghĩa.
Để làm tốt dạng bài tập này các em cần luôn áp dụng kỹ năng suy luận và loại trừ; NẮM CHẮC được bản chất của dạng bài này như sau:
Những từ in đậm mà đề bài cho thường là những từ ít xuất hiện và học sinh thường chưa gặp bao giờ, còn các phương án A, B, C, D thường là những từ, cụm từ mà các em hoàn toàn có khả năng hiểu được nghĩa. Tuy nhiên, dạng bài này không kiểm tra về vốn từ vựng của các em có rộng hay không, các em biết nhiều từ mới hay không, mà thực tế kiểm tra kĩ năng đoán nghĩa từ dựa theo ngữ cảnh. Câu văn đề bài cho chứa từ vựng mà các em cần đoán nghĩa sẽ đặt trong một ngữ cảnh xác định mà khi dịch được câu, các em hoàn toàn có thể suy luận ra nghĩa của từ. Như vậy, cách làm bài ở đây là dịch nghĩa của câu và sau đó suy đoán nghĩa của từ. Nhớ lưu ý xem đề bài hỏi đồng nghĩa hay trái nghĩa bằng cách gạch chân hay khoanh tròn từ CLOSEST – OPPOSITE trong đề, vì các phương án đưa ra đều có cả từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ in đậm để đánh lừa thí sinh.
-
Tìm lỗi sai (3 câu)
Các câu trong phần này thường là các câu phức rất dài và có nhiều từ mới khiến học sinh nhìn vào sẽ cảm thấy sợ. Tuy nhiên, để giải quyết được dạng bài này điều quan trọng nhất là các em cần phải phân tích được cấu trúc S+V+O, tức là chủ ngữ chính + động từ chính + tân ngữ trong câu là gì, từ đó tìm ra cấu trúc chưa hợp lý của câu hay chính là lỗi sai của câu.
Các em cũng nên nên quy câu đó về chuyên đề ngữ pháp đã biết, gắn các phương án vào thành phần còn lại chắc chắn đúng của câu để tìm ra lỗi sai ở những phần không hợp lý. Nếu gặp khó khăn, hãy loại các phương án chắc chắn đúng và nghiên cứu phương án còn lại, có thể là sai về cụm từ, giới từ hoặc từ vựng.
Các em cần lưu ý không nên chỉ đọc các phần được gạch chân mà hãy đọc cả câu, nếu chưa tìm được lỗi hãy dùng phương pháp loại trừ.
Để làm được phần này các em cũng cần nắm chắc cấu trúc câu, hòa hợp chủ vị, cấu trúc song song và các kiến thức từ loại. Lỗi khó chịu hay mắc phải chính là dạng hòa hợp chủ vị, các lỗi về từ như like, alike, most, almost, other, another hoặc các lỗi về lượng từ (a few, few, little, a little…).
-
ĐIỀN TỪ (5 câu)
Điền từ là dạng không thể thiếu trong đề thi tiếng Anh. Nó nhằm kiểm tra sự thành thục về ngữ pháp cũng như khả năng đọc hiểu của học sinh. Tổng số câu cho bài này trong đề năm nay là 5 câu hỏi. Theo logic đề, một câu thuộc dạng dễ ăn điểm, 2 câu trung bình và 2 câu khó để phân loại học sinh. Các dạng từ cần điền có thể là derterminer (định lượng từ), từ vựng, đại từ quan hệ hoặc đại từ tân ngữ, giới từ. Đối với từng loại câu hỏi sẽ có thói quen ra đề riêng và mẹo để tránh bẫy.
1) Determiner
Dựa vào dấu hiệu danh từ ở sau là số ít hay số nhiều để xác định đúng định lượng từ. Thói quen ra đề là các từ dễ nhầm lẫn như a little/a few, the number of/a number of, an amount of/the amount of.
2) Từ vựng