TÀI LIỆU CHUYÊN SÂU PHƯƠNG PHÁP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
3/4/2024 10:44:38 PM
nguyentuanninh ...

TÀI LIỆU CHUYÊN SÂU PHƯƠNG PHÁP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1. Văn nghị luận là gì?

1.1. Khái niệm văn nghị luận:

Nghị luận là một dạng văn bản mà người viết sử dụng những lập luận, lý lẽ của bản thân để bàn luận về một vấn đề, một sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống, hay là bàn luận đánh giá về một tác phẩm văn học, tư tưởng suy nghĩ của một ai đó. Nhằm làm rõ vấn đề cần phải nghị luận. Bài văn nghị luận là cần phải có tính thuyết phục cao, các lập luận trong bài cần có những dẫn chứng, những ví dụ cụ thể cho vấn đề đang bàn luận.

1.2. Đặc điểm của văn nghị luận:

Vấn đề quan trọng trong một bài văn nghị luận là cần phải có tính thuyết phục và sự mạch lạc thống nhất trong các luận điểm, luận cứ.

Các luận điểm, luận cứ nêu ra trong bài cần phải có những dẫn chứng, những ví dụ cụ thể rõ ràng, càng nhiều dẫn chứng ví dụ thì bài luận sẽ càng hay và sẽ làm sáng tỏ được vấn đề cần phải nghị luận.

2. Các bước và cách làm văn nghị luận xã hội, văn học:

Bước 1 – Viết câu mở đoạn: Giới thiệu chủ đề bài nghị luận xã hội

Tùy theo dung lượng của đoạn văn nghị luận xã hội mà em có thể chọn viết phần mở bài dài hay ngắn. Tuy nhiên hiện nay độ dài cho đoạn văn nghị luận xã hội chỉ là 200 chữ. Do đó cách viết văn nghị luận xã hội cho câu mở đoạn của các em cần hết sức ngắn gọn. Chỉ nên từ 1 đến 2 câu văn và giới thiệu trực tiếp về chủ đề bài viết

Bước 2 – Giải thích những từ ngữ trọng tâm

Bao gồm các khái niệm, các từ ngữ đặc biệt, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có) của chúng. Từ đó, giải thích ý nghĩa khái quát của câu nói, lời nhận định, mẩu truyện ngụ ngôn… được trích dẫn trong bài đọc (với các đề tích hợp đọc hiểu). Đây còn là bước dẫn giúp em chuyển sang phần thân đoạn.

Bước 3: Nêu luận điểm và dẫn chứng để phân tích luận điểm

Đây là bước đầu tiên của phần nghị luận trong thân đoạn. Do đó em phải nêu được luận điểm chính số 1 của bài. Sau đó đưa ra dẫn chứng và tiến hành phân tích dẫn chứng để phân tích luận điểm.

Chú ý với cách viết văn nghị luận xã hội khi đưa ra hệ thống dẫn chứng, cần đưa từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp (hoặc ngược lại) để dẫn chứng có được tính thống nhất. Ví dụ: lấy dẫn chứng từ bản thân -> gia đình -> xã hội hoặc từ xã hội -> gia đình -> bản thân. Tránh sắp xếp dẫn chứng lộn xộn: bản thân -> xã hội -> gia đình sẽ làm đoạn văn nghị luận trở nên thiếu thuyết phục

Bước 4: Phân tích nguyên nhân của vấn đề

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...