Lý thuyết Tính chất và cấu tạo của hạt nhân
I) Cấu tạo hạt nhân:
- Hạt nhân được tạo thành bởi hai loại hạt là prôtôn (p) mang điện tích (+e) và nơtron (n) không mang điện. Hai loại hạt này gọi chung là nuclôn.
- Số prôtôn trong hạt nhân là Z, với Z là số thứ tự của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, được gọi là nguyên tử số. Khi ấy hạt nhân có điện tích là +Ze.
Tổng số nuclôn trong hạt nhân là A, A được gọi là số khối. Khi đó số nơtron trong hạt nhân là A-Z.
- Kí hiệu của hạt nhân:
- Đồng vị: là những hạt nhân có cùng số Z, nhưng khác số A. VD
là đồng vị của nhau.
II) Khối lượng của hạt nhân:
- Các hạt nhân có khối lượng rất lớn so với khối lượng của electrôn, vì vậy khối lượng nguyên tử gần như tập trung toàn bộ ở hạt nhân.
- Để tiện tính toán khối lượng hạt nhân, người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử ( đơn vị Cacbon), kí hiệu là u.
III) Năng lượng của hạt nhân:
- Theo thuyết tương đối khi hạt nhân có khối lượng m sẽ chưa một năng lượng là
E = mc2 với c = 3.108 (m/s) là vận tốc ánh sáng trong chân không.
- Năng lượng tương ứng với khối lượng 1 u là
E = uc2 ≈ 931,5 (MeV) (1J = 1,6.10-19 eV = 1,6.10-13 MeV)
↔ 1u ≈ 931,5 MeV/c2 → MeV/c2 cũng là một đơn vị đo khối lượng.
Chú ý: theo thuyết tương đối một vật khi ở trạng thái nghỉ (v = 0) có khối lượng nghỉ là m0 chứa năng lượng nghỉ E0 = m0c2.
Khi vật chuyển động với vật tốc v, vật sẽ có khối lượng là
, chứa năng lượng là E = mc2
Khi đó động năng của vật là Wđ = (m - m0)c2
Lý thuyết Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân
I) Lực hạt nhân
- Khái niệm: các nuclôn trong hạt nhân hút nhau bằng một lực rất mạnh, gọi là lực hạt nhân, có tác dụng liên kết các nuclôn tạo nên hạt nhân bền vững.
- Tính chất:
+) Không cùng bản chất với với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn .
+) Là lực tương tác mạnh
+) Chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi cỡ kích thước hạt nhân ≈ 10-15 m
II) Năng lượng liên kết của hạt nhân.
- Độ hụt khối: Khối lượng của hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó. Độ chênh lệch giữa 2 khối lượng đó gọi là độ hụt khối (∆m) của hạt nhân:
∆m = (Z.mp + (A - Z) mn ) - mX
- Năng lượng liên kết Wlk: là năng lượng cần để liên kết các nuclôn để tạo thành một hạt nhân, hay năng lượng tỏa ra khi mọt hạt nhân tách thành các nuclôn riêng biệt.
Wlk = [Z.mp + (A - Z) mn - mX ] c2 = ∆m.c2
- Năng lượng liên kết riêng Wlkr: là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, Wlkr càng lớn hạt nhân càng bền vững. Những hạt nhân bền vững ở khoảng giữa của bảng tuần hoàn 50 < A < 80.
Wlkr = Wlk/A
III) Phản ứng hạt nhân
- Khái niệm: phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến biến đổi hạt nhân
- Phân loại: gồm 2 loại
+) Phản ứng hạt nhân tự phát: là quá trình một hạt nhân không bền vững tự phân rã thành các hạt nhân khác. VD: phóng xạ.
A → B + C