TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 12 THEO TỪNG BÀI
3/6/2024 11:29:10 AM
nguyentuanninh ...

Để học tốt môn Lịch sử 12 trong quá trình ôn tập, học sinh cần phải nắm được nội dung kiến thức cơ bản trong chương trình lịch sử 12 để khắc phục việc học thuộc sự kiện mà không hiểu. Vậy dưới đây là một số lưu ý môn Lịch sử lớp 12 mời các bạn cùng theo dõi tại đây. 

1. Nắm tổng thể nội dung của chương trình trước khi học các nội dung cụ thể

Để không bị lạc vào trong khối sự kiện quá lớn của chương trình Lịch sử lớp 12, trước khi ôn tập từng nội dung cụ thể, học sinh cần phải nắm một cách khái quát về tiến trình lịch sử:

Phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 được trình bày theo tiến trình lịch sử:

  • Giai đoạn 1919 – 1930 (gồm 2 giai đoạn nhỏ: 1919 – 1925 và 1925 - 1930);
  • Giai đoạn 1930 – 1945 (gồm 4 giai đoạn nhỏ: 1930 – 1931, 1931 – 1935, 1936 – 1939 và 1939 – 1945);
  • Giai đoạn 1945 – 1954 (gồm 4 giai đoạn nhỏ: 2/9/1945 - 19/12/1946, 1946 – 1950, 1951 - 1953 và 1953 – 1954);
  • Giai đoạn 1954 - 1975 (gồm 5 giai đoạn nhỏ: 1954 – 1960, 1961 – 1965, 1965 – 1968, 1968 – 1973 và 1973 – 1975)
  • Giai đoạn 1975 đến 2000 (gồm 3 giai đoạn nhỏ: 1975 – 1976, 1976 – 1986 và 1986 - 2000).

Dựa vào phân kỳ lịch sử này, các bạn tiến hành xác định những sự kiện lịch sử chính gắn liền với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Phần Lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000 được trình bày theo 6 chủ đề:

  • Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai;
  • Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991) và Liên bang Nga (1991 - 2000);
  • Các nước Á, Phi và Mỹ Latinh (1945 - 2000);
  • Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000);
  • Quan hệ quốc tế (1945 - 2000);
  • Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.

2. Học theo từng chủ đề lịch sử cụ thể

Sự thành lập “Đảng Cộng sản Việt Nam”; “Các hiệp định trong giai đoạn từ 1945 đến 1975: Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri”; phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ từ 1919 đến 1930; sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản; việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam. Nhóm các vấn đề lịch sử cùng đặc điểm, liên quan với nhau thành một chủ đề là một cách giúp học sinh ôn tập hiệu quả hơn.

3. Học một nhóm các sự kiện lịch sử có liên hệ với nhau

Đặc điểm của lịch sử là diễn ra liên tục, kết quả của sự kiện trước có liên hệ đến sự kiện sau. Do đó, nếu học sinh học cả một chuỗi sự kiện có liên hệ với nhau trong cùng một giai đoạn lịch sử, thì sẽ thấy hấp dẫn, thú vị và nhớ có hệ thống hơn, cụ thể như:

Thứ nhất, diễn biến của cách mạng Việt Nam từ 1939 đến 1945 xoay quanh 4 sự kiện lớn là: Hội nghị Trung ương 6 (11/1939), Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Hội nghị Ban Thường vụ TW Đảng 12/3/1945 (ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta) và cuối cùng là Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-15/8/1945).

Nếu nhóm cả 4 sự kiện này lại (từ bối cảnh đến nhận định tình hình, xác định kẻ thù, đề ra chủ trương của Đảng và quá trình triển khai các chủ trương đó), thì các em sẽ thấy được quá trình phát triển liên tục của Cách mạng Việt Nam từ 1939 đến 1945: từ chỗ bảo toàn được lực lượng vừa mới phục hồi (chủ trương của Hội nghị Trung ương 6) đến chuẩn bị lực lượng (chủ trương của Hội nghị Trung ương 8), rồi khởi nghĩa từng phần, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa (quyết định của Hội nghị Ban Thường vụ TW Đảng 12/3/1945) và cuối cùng là tiến lên tổng khởi nghĩa thắng lợi (quyết định của Hội nghị toàn quốc của Đảng).

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...