Nội dung của bài học giúp các em hiểu được diễn biến tâm lí của các nhân vật, nhất là chị Hoài và ông Bằng trong buổi cúng tất niên chiều ba mươi tết. Từ đó thấy được sự quan sát tinh tế và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng, tâm lí con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình.
Tóm tắt bài
2.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Ma văn Kháng
- Sinh năm 1936 tại Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
- Trong kháng chiến chống Mỹ, ông đến với vùng núi cao của miền bắc để dạy học.
- Năm 1976, ông chuyển về Hà Nội và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành báo chí, văn học nước nhà, từng được nhận nhiều giải thưởng văn chương có giá trị.
- Sáng tác chính gồm tiểu thuyết và truyện ngắn.
b. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn
- Sáng tác: 1985.
- Được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986.
2.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Nhân vật chị Hoài
- Thời gian xuất hiện: chiều 30 tết.
- Ngoại hình:
- Người phụ nữ nông thôn, trạc 50.
- Người thon gọn trong chiếc áo bông trần hạt lựu.
- Khuôn mặt rộng có cặp mắt đằm thắm và cái miệng tươi.
- Hành động:
- Biết hết mọi việc trong nhà -> vẫn chia sẻ với gia đình.
- Mang quà quê: gạo nếp và giò thủ do chồng chị làm cho mọi người.
- Lúc gặp ông bằng: lao về phía ông Bằng, thốt lên một tiếng như tiếng nấc.
- Chắp tay trước bàn thờ tổ tiên ngay sau khi ông Bằng lui gót.
- Tíu tít hỏi han khắp lượt mọi người trong gia đình.
- Ngôn ngữ: xưng hô với ông Bằng và các em rất thân thiết.
- Quan hệ với gia đình ông Bằng: là dâu trưởng (vợ anh cả Tường) nay đã tái giá.
⇒ Vẻ đẹp của nhân vật: Chị Hoài là người phụ nữ nông thôn đẹp người, đẹp nết, sống tình nghĩa thuỷ chung. Chị Hoài đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong truyền thống gắn với mô hình gia đình nền nếp gia phong, sống nặng nghĩa tình thuỷ chung son sắt.
b. Nhân vật ông Bằng
- Ngoại hình
- Cao, gầy.
- Gương mặt ánh lên cảm xúc của con người trước ngưỡng cửa năm mới.
- Tâm trạng
- Khi gặp Hoài:
- Sững lại, thoáng ngơ ngẩn.
- Mắt chớp liên hồi, môi ông lật bật không thành tiếng.
- Giọng ông khê đặc khàn rè, rút khăn tay chấm ké mắt.
- Khi đứng trước bàn thờ:
- Quên hết mọi thứ xung quanh kể cả bản thân.
- Trôi ngược về quá khứ: tri ân với cha mẹ, tổ tiên; tâm tình với vợ và con trai cả.
- Trở lại thực tại: mắt cay xè, lòng lại bồn ngộn.
- Khi gặp Hoài:
⇒ Ông Bằng là kiểu nhân vật đặc trưng cho lớp người rất phổ biến trong xã hội ta một thời: trọng đạo đức gia đình và các chuẩn mực xã hội truyền thống nhưng đang phải gánh chịu nỗi đau từ cơn lốc thị trường tàn phá vào giá trị gia đình.
c. Khung cảnh tết trong nhà ông Bằng và truyền thống văn hoá dân tộc
- Chiều 30 Tết:
- Gia đình sum họp, thăm hỏi lẫn nhau.
- Dâng cúng tổ tiên rồi cùng nhau ăn bữa tất niên mà ai nấy đều hân hoan khác thường.
- Dòng tâm tư của ông Bằng khi đứng trứơc bàn thờ gia tiên:
- Tri ân tổ tiên, tưởng nhớ những lời gia huấn.
- Tâm tình với người đã khuất.
- Cách ứng xử giữa các nhân vật giàu giá trị nhân bản.
- Ý nghĩa của việc cúng tổ tiên trong ngày Tết
- Gợi nhớ về cội nguồn, về các giá trị truyền thống của dân tộc.
- Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.
d. Nghệ thuật
- Xây dựng kết cấu truyện hợp lí.
- Thành công trong những đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí con người.
3. Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn
đọan trích “Mùa lá rụng trong vườn”, Ma Văn Kháng đã khéo léo xây dựng kết cấu truyện hợp lý để giúp người đọc cảm nhận được nét đẹp tuyền thống gia đình của người Việt Nam để không đánh mất mình trước tác động của nền kinh tế thị trường, giúp mỗi người càng yêu thêm những nét đẹp trong tâm hồn người Hà thành. Truyện như một thước phim ngắn về một gia đình có truyền thống trọng đạo ân tình, tình nghĩa thủy chung son sắt. Để nắm vững những kiến thức cần đạt về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Mùa lá rụng trong vườn.
4. Hỏi đáp về văn bản Mùa lá rụng trong vườn
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn hoctap247.com sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số bài văn mẫu về Mùa lá rụng trong vườn
Mùa lá rụng trong vườn được trích ra từ chương II của tiểu thuyết cùng tên. Tác phẩm thể hiện nỗi niềm thương tiếc cho những giá trị cũ của dân tộc đang bị mai một và nhạt nhòa trước những đổi thay của cuộc sống đổi mới. Để nắm vững lí thuyết cũng như cách cảm nhận về các vấn đề của tác phẩm này, các em có thể tham khảo các bài văn mẫu dưới đây:
Để nắm được nội dung bài học vững hơn, các em có thể tham khảo:
Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng
QUAY VỀ MỤC LỤC <===
- Phân tích truyện ngắn Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng