Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ - Ngữ văn 12
10/27/2023 11:03:14 AM
nguyentuanninh ...

Qua bài soạn, giúp các em biết được những kiến thức cơ bản nhất về các loại phong cách ngôn ngữ và một vài thể loại văn bản cụ thể cho từng phong cách. Để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ tóm tắt.

2. Tóm tắt nội dung bài học

  • Tổng kết về nguồn gốc, lịch sử phát triển của tiếng Việt và đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập.
  • Tổng kết về phong cách ngôn ngữ (PCNN) đơn lập. Bao gồm:
    • Tên các phong cách ngôn ngữ.
    • Thể loại văn bản tiêu biểu và đặc trưng cơ bản cho từng phong cách.

3. Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ chương trình chuẩn

Câu 1. Nêu nguồn gốc, lịch sử và đặc điểm của tiếng Việt

Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập

a. Về nguồn gốc, tiếng Việt thuộc:
- Họ: ngôn ngữ Nam Á
- Dòng: Môn – Khmer.
- Nhánh: Tiếng Việt Mường chung.
b. Các thời kì lịch sử phát triển
- Trước thế kỉ X: kho từ vựng phong phú, với những từ ngữ cơ bản gốc Nam Á và một số thuộc gốc Thái hay gốc Mã Lai.
- Trước thế kỉ X: kho từ vựng phong phú, với những từ ngữ cơ bản gốc Nam Á và một số thuộc gốc Thái hay gốc Mã Lai.
- Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: ông cha ta sáng tạo ra chữ Nôm, thơ văn bằng chữ Nôm ra đời.
- Từ thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945: chữ quốc ngữ ra đời góp phần làm cho tiếng Việt đáp ứng kịp nhu cầu diễn đạt tri thức mới.
- Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay: tiếng Việt được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

a. Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là Tiếng.
b. Từ không biến đổi hình thái.
c. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

Câu 2. Nêu phong cách ngôn ngữ và các thể loại văn bản tiêu biểu

 

PCNN sinh hoạt

PCNN nghệ thuật

PCNN báo chí

PCNN chính luận

PCNN khoa học

PCNN hành chính

Thể loại văn bản tiêu biểu

- Dạng nói (độc thoại, đối thoại)
- Dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ.
- Dạng lời nói tái hiện (trong tác phẩm văn học)

- Dạng nói (độc thoại, đối thoại)
- Dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ.
- Dạng lời nói tái hiện (trong tác phẩm văn học)
- Thơ ca, hò vè,…
- truyện, tiểu thuyết, kí,…
- Kịch bản,…

- Thể loại chính: Bản tin, Phóng sự, Tiểu phẩm.
- Ngoài ra: thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo, bình luận thời sự,…

- Cương lĩnh
- Tuyên bố.
- Tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu.
- Các bài bình luận, xã luận.
- Các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị,…

- Các loại văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học,…
- Các văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học: giáo trình, giáo khoa, thiết kế bài dạy,…
- Các văn bản phổ biến khoa học: sách phổ biến khoa học kĩ thuật, các bài báo, phê bình, điểm sách,…

- Nghị định, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh, nghị quyết,…
- Giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,…
- Đơn, bản khai, báo cáo, biên bản,…

Câu 3. Nêu phong cách ngôn ngữ và các đặc trưng cơ bản

 

PCNN sinh hoạt

PCNN nghệ thuật

PCNN báo chí

PCNN chính luận

PCNN khoa học

PCNN hành chính

Đặc trưng cơ bản

- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc.
- Tính cá thể

- Tính hình tượng.
- Tính truyền cảm.
- Tính cá thể hóa.

- Tính thông tin thời sự.
- Tính ngắn gọn.
- Tính sinh động, hấp dẫn.

- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm, thuyết phục.

- Tính trừu tượng, khái quát.
- Tính lí trí, lôgíc.
- Tính phi cá thể.

- Tính khuôn mẫu.
- Tính minh xác.
- Tính công vụ.

Câu 4: So sánh hai phần văn bản (mục 4, SGK trang 193), xác định phong cách ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ của hai văn bản.

  • Hai phấn văn bản đều có chung đề tài (trăng) nhưng được viết với hai phong cách ngôn ngữ khác nhau.
    • Văn bản (a) được viết theo PCNN khoa học nên ngôn ngữ dùng để thể hiện tính trừu tượng, khái quát, tính lí trí, logic, tính phi cá thể.
    • Văn bản (b) được viết theo PCNN nghệ thuật nên ngôn ngữ mang tính hình tượng, tình truyền cảm, tính cá thể hóa.

Câu 5: Đọc văn bản lược trích (mục 5, SGK trang 194) và thực hiện các yêu cầu của SGK:

a. Văn bản được viết theo PCNN hành chính.

b. Đặc điểm ngôn ngữ sử dụng

  • Từ ngữ: dùng nhiều từ ngữ hành chính: Nghị định, ban hành, điều lệ, thực hiện, quyết đinh, căn cứ, luật, Nghị định 299/ HĐBT, ban hành điều lệ, thi hành quyết định này.
  • Về câu: sử dụng kiểu câu thường gặp trong quyết định (thuộc văn bản hành chính): UBND thành phố Hà Nội căn cứ ... căn cứ ... xét đề nghị ... quyết định I ... II ...
  • Kết cấu: Theo khuôn mẫu 3 phần
    • Phần đầu: Quốc hiệu, cơ quan ra quyết định, ngày ... tháng ... năm ... , quyết định.
    • Phần chính: Nội dung quyết định.
    • Phần cuối: Chữ kí, họ tên (góc phải), nơi nhận (góc trái).

c. Tin ngắn

  • Cách đây chỉ vài tiếng đồng hồ, ông Vũ Mạnh Kha thay mặt UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định thành lập Bảo hiểm y tế Hà Nội. Quyết định ngoài việc nêu rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, yêu cầu, tổ chức, cơ cấu phòng ban còn quyết định địa điểm cho Bảo hiểm y tế Hà Nội và yêu cầu các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành.

Ngoài ra, để nắm vững được nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm

bài giảng Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ.

Bài viết liên quan:

Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

QUAY VỀ MỤC LỤC  <===