Bài học giúp các em hệ thống hoá những kiến thức cơ bản từ lớp 10 đến lớp 12 về lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ. Qua đó các em có thể nâng cao hơn nữa kĩ năng sử dụng Tiếng Việt phù hợp với những đặc điểm loại hình và từng phong cách ngôn ngữ.
Tóm tắt bài
2.1. Tổng kết về nguồn gốc, lịch sử phát triển của tiếng Việt và đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập
Nguồn gốc và lịch sử phát triển | Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập |
a. Nguồn gốc: tiêng Việt thuộc:
b. Các thời kì trong lịch sử:
|
a. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. b. Từ không biến đổi hình thái. c. Biện pháp chủ yếu đế biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. |
2.2. Tổng kết về phong cách ngôn ngữ văn bản
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Xác định phong cách ngôn ngữ trong các văn bản sau:
a. “…Chăn bò là khi tôi hoàn toàn hoà nhập với thiên nhiên, bên cạnh người bạn lặng lẽ của mình. Và những ước mộng viển vông nhất của tôi cũng có thể bay cao hơn cả cánh diều của anh bạn mục đồng kia trong một chiều lộng gió. Đó là khi tôi không phải băn khoăn giữa tham vọng và trách nhiệm, không cảnh giác và dè chừng... Tôi chỉ là chính tôi, đơn sơ và trong trẻo, hồn nhiên và yêu đời như những cô cậu mục đồng khác, chạy lon ton trên cánh đồng trong bộ quần áo lấm lem cũ kỹ, chiếc mũ vải nát nhàu rách rưới, làn da sạm cháy khô sần dưới ánh nắng mùa hè, đôi chân trần nóng bỏng dẫm lên đất đai rơm rạ. Và hạnh phúc
đơn giản chỉ là được ngồi ngất nghểu trên lưng chú bò thân thuộc đã no căng, thổi một khúc ca vui nhộn bằng chiếc kèn lá. Thong dong trở về-
Ôi, tuổi thơ mục đồng, những năm tháng thần tiên giống như chiếc dây diều cứ neo mãi trong tâm hồn tôi những giấc mơ trong trẻo, thơm mát và nhẹ tênh như sợi rơm vàng sau một mùa nắng đủ! ...”
(“Hãy tìm tôi giữa cánh đồng” – Đặng Nguyễn Đông Vy )
b. “Cuộc đấu tranh cho sự thật tôi nghĩ trước hết là cuộc đấu tranh tự thân và không thỏa hiệp. Nhưng nhiều người, trong đó có tôi đã từng thỏa hiệp với sự gian lận, sự dối trá từ rất lâu. Chỉ có điều, chúng ta tự xuê xoa với chính mình rằng, đó chỉ là những nói dối nhỏ. Chúng ta chỉ trích nạn tham nhũng, nhưng ai cũng chọn giúi tiền cho cảnh sát giao thông khi phạm luật. Chúng ta đau xót với kết quả bất công của một cuộc thi bơi, nhưng cũng chính chúng ta lại cũng cố gắng xin xỏ, chạy chọt cho con cái vào trường chuyên, lớp chọn.”
( Nguyễn Đức Hoàng)
c. “Có người sẽ ngạc nhiên là vì sao giới trẻ bây giờ ít thần tượng những người hoạt động trong những lĩnh vực khó khăn như chính trị, quân sự, khoa học hay văn chương mà thường đua nhau thần tượng những người hoạt động trên các lĩnh vực vui chơi giải trí đại chúng như thể thao, phim ảnh hay âm nhạc. Đó là vì khi xã hội chuyển dần từ xã hội sản xuất sang xã hội tiêu thụ thì thì giờ nhàn rỗi là quan trọng và các “ngôi sao” giải trí lần lượt trở thành các “giáo chủ” của những đám đông “cuồng tín” trên thế giới, thay thế cho các thần tượng ngày trước.”
(Theo Thanhnien.online)
d. "Theo các nhà khoa học, ảnh hưởng của di truyền lên trí thông minh chiếm khoảng một nửa, nửa còn lại là do môi trường. Trong cuộc sống hằng ngày, ảnh hưởng của người mẹ đến đứa trẻ có thể lớn hơn cha vì mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Mẹ có trình độ học vấn cao sẽ đem lại cho trẻ nền giáo dục gia đình ưu việt. Góc độ sinh lý, ở một số vùng sâu vùng xa, phụ nữ thường có trình độ giáo dục không cao, lại kết hôn quá sớm khi cơ thể chưa trưởng thành hoàn chỉnh (như xương và các mô). Người mẹ sinh con khi còn quá trẻ dễ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như thiếu máu, suy dinh dưỡng, tác động đến trí thông minh của trẻ."
(Theo Vnexpress.net)
e. "Những ngày này ở Hà Nội như nóng hơn bao giờ hết. Bởi cái nắng chói chang len lỏi qua từng cánh hoa phượng cháy đỏ rực, hay vì mỗi người đang thấy trong lòng rạo rực một ngọn lửa vô hình giục giã bước chân?".
Đó là những lời chia sẻ cuối cùng của Hải, một trong ba em sinh viên vừa tử nạn khi tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh” ở Bình Liêu, Quảng Ninh. Đọc những dòng này, có lẽ những ai từng tham gia “Mùa hè xanh” đều ít nhiều nhớ về thời thanh niên sôi nổi, ước mơ được đi và giúp đỡ những nơi còn nhiều khó khăn của đất nước..."
(Nguyễn Khắc Giang)
f. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
(Ca dao)
Gợi ý làm bài:
a. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
b. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
c. Phong cách ngôn ngữ chính luận kết hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.
d. Phong cách ngôn ngữ khoa học.
e. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
f. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Ví dụ 2:
Nhận xét về cấu tạo và ý nghĩa từ “long” trong các câu sau đây:
a. Lưỡng long tranh châu.
b. Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
(Huỳnh Văn Nghệ, Nhớ Bắc)
c. Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Gợi ý làm bài:
a. “Long” có cấu tạo là một từ đơn (một âm tiết) :Trong tâm thức người dân Việt Nam, rồng có vị trí đặc biệt về văn hóa, tín ngưỡng, nó biểu tượng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử. Rồng cũng đứng đầu trong tứ linh "long, lân, quy, phượng". Cụm từ Lưỡng long tranh châu là hình ảnh rồng ngẩng cao đầu, miệng há rộng ngậm ngọc quý, mào rồng hình lửa cùng tai bờm và râu vút lên uy nghi hướng về phía mặt trời là biểu tượng cho sức mạnh thần thánh. Hình dáng rồng kiểu cách đó là "Lưỡng Long tranh châu".
b. Thăng Long: có cấu tạo là từ ghép gồm hai âm tiết ( Thăng + Long) chỉ một địa danh. Thăng Long là tên đầu tiên của Hà Nội, là kinh đô chính thức của nước Đại Việt.
c. Long lanh: có cấu tạo là một từ láy gồm hai âm tiết (long+lanh) :có ánh sáng phản chiếu trên vật trong suốt, tạo vẻ trong sáng, sinh động.
4. Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
Để nắm vững kiến thức về Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ tiếng Việt, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
- Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
- Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ tóm tắt
5. Hỏi đáp về văn bản Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HOCTAP24.COM sẽ sớm trả lời cho các em.
Bài viết liên quan:
Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
QUAY VỀ MỤC LỤC <===