Bài học giúp các em học sinh có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh để làm bài nghị luận văn học. Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Tóm tắt bài
2.1. Khái niệm nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là một hình thức của bài nghị luận văn học mà nội dung là bình luận, phân tích một ý kiến bàn về văn học như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật,...
2.2. Cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
a. Yêu cầu
- Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.
- Nghị luận cần có những hiểu biết về văn học.
- Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
- Thành thạo các thao tác nghị luận.
b. Các bước tiến hành
Tìm hiểu đề
- Vấn đề nghị luận (luận đề, luận điểm).
- Xác định các thao tác nghị luận.
- Phạm vi dẫn chứng (tư liệu).
Lập dàn ý
- Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
- Thân bài:
- Giải thích, làm rõ vấn đề:
- Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hóa những vấn đề ấy để từ đó triển khai bài viết.
- Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?
- Bàn bạc, khẳng định vấn đề:
- Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
- Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
- Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?
- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
- Giải thích, làm rõ vấn đề:
- Kết bài:
- Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
- Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.
-
Tiến hành viết bài
-
Kiểm tra và chỉnh sửa (nếu có)
Bài tập minh họa
Ví dụ 1:
Có ý kiến cho rằng: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
Ý kiến của anh chị về vấn đề trên.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề , giới thiệu tác giả tác phẩm Vợ chồng A phủ( Tô Hoài )
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
b. Thân bài
- Giải thích ý kiến:
- “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ” của Mị: giải thoát cho A Phủ, cứu A Phủ khỏi những khổ đau mà cha con Pá Tra gây ra.
- Đó cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí: Mị tự cứu bản thân mình, giải thoát khỏi nỗi sợ hãi về bóng ma thần quyền của nhà thống lí.
- Phân tích, lí giải nguyên nhân dẫn tới hành động của Mị:
- Ban đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng.
- Sau khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị như choàng tỉnh: Mị nhớ lại cảnh ngộ của bản thân, cảnh ngộ của người đàn bà bị trói đến chết trước kia, thương A Phủ, muốn cứu A Phủ nhưng lại sợ bị “trói thay vào đấy, phải chết trên cái cọc ấy”.
- Tình thương người lấn át nỗi sợ hãi => Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Đây không chỉ là hành động giải thoát cho A Phủ mà còn là sự chiến thắng chính nỗi sợ hãi của bản thân mình.
- Ý nghĩa của hành động:
- Đó là kết quả của quá trình diễn biến tâm lí phức tạp nhưng hợp lí của Mị.
- Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn: lòng yêu thương, sức sống tiềm tàng => giúp Mị vượt qua nỗi sợ hãi từ bao lâu.
- Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: phát hiện, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của con người.
c. Kết bài
- Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề :Hành động cứu A phủ cũng là hành động Mị tự cứu mình
- Rút ra những bài học cho bản thân từ vấn đề : có thể nêu bài học cuộc sống,…
Ví dụ 2:
Có ý kiến cho rằng: "Sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa – Nam Cao) không đáng trách, chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách".
Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại; Đời thừa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông trước 1945.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975; Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm xuất sắc của ông thuộc giai đoạn này.
b. Thân bài
- Giải thích ý kiến:
- Sự giống nhau của hai nhân vật: đều nhẫn nhục.
- Sự khác nhau:
- Sự nhẫn nhục của Từ chỉ là một bất hạnh đáng được cảm thông, không có gì đáng trách.
- Còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài vừa là một bất hạnh đáng thương vừa có những sai lầm đáng trách.
- Phân tích, chứng minh:
- Về nhân vật Từ
- Từ là người vợ hoàn toàn yếu thế, phụ thuộc; hiền từ, nhu thuận, chăm chút chi li; thấu hiểu và tin tưởng phẩm chất tốt đẹp bền vững của chồng. Được khắc họa như một nhân vật phụ; trong không gian gia đình; thống nhất ngoại hình với tính cách.
- Sự nhẫn nhục của Từ chủ yếu là nhẫn nhịn những hành vi thiếu tự chủ trong lúc phẫn đời mà tìm đến rượu của người chồng luôn day dứt lương tâm.
- Về nhân vật người đàn bà hàng chài
- Là người đàn bà mạnh mẽ mà chịu lệ thuộc, chấp nhận việc hành hạ tàn tệ; sắc sảo, hiểu lẽ đời nhưng chưa có ý thức về giá trị sống, quyền sống của mình; hiểu rõ bi kịch của mình và gia đình mà chỉ cam chịu, không phản ứng.
- Được khắc họa như nhân vật trung tâm; trong không gian rộng từ gia đình đến tòa án; ngoại hình và tính cách có nhiều tương phản.
- Sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài là một cách chấp nhận những đầy đọa vô lí của người chồng quen thói bạo hành; đã thành một cách sống buông xuôi, thỏa hiệp; không những không thức tỉnh được chồng, trái lại, chỉ càng tiếp tay cho thói bạo hành gia đình.
- Về nhân vật Từ
- Bình luận: Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến:
- Chỉ ra được những khác biệt thật sự trong một hiện tượng tưởng chừng hoàn toàn giống nhau, giúp người đọc nhận ra nét độc đáo của mỗi hình tượng.
- Đồng thời, giúp người đọc cảm nhận được điểm gặp gỡ và nét khác biệt trong cách nhìn nhận và mô tả đời sống cũng như trong tư tưởng của mỗi tác giả.
c. Kết bài
- Khẳng định lại ý kiến, rút ra bài học.
4. Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Để định hướng cách làm và triển khai vấn đề cho các đề văn liên quan đến bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
QUAY VỀ MỤC LỤC <===
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học tóm tắt
5. Hỏi đáp về bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn hoctap24.com sẽ sớm trả lời cho các em.
- Tây Tiến của Quang Dũng - Ngữ văn 12