Bài học Ông già và biển cả - Hê-Minh-Uê giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp không chỉ của lão ngư phủ đơn độc, dũng cảm mà cả vẻ đẹp của “nhân vật” cá kiếm – kì phùng địch thủ của ông. Thấy được nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hê-minh-uê. Thông qua video bài giảng cùng phần hướng dẫn soạn bài và phần bài học, HOC247 chúc các em có thêm nhiều tiết học hấp dẫn và hiệu quả hơn tại lớp.
Tóm tắt bài
2.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Hê-minh-uê
Cuộc đời
- Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn nổi tiếng của Mỹ & thế giới.
- Ông sinh ra trong 1 gia đình trí thức ở ngoại ô Chicagô.
- Ông thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm.
- Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.
- Ông để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và nhiều hồi kí, ghi chép.
Quan niệm sáng tác
- Theo nguyên lý “tảng băng trôi” (1 phần nổi, 7 phần chìm). Nhà văn chủ trương không công khai trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng những hình tượng giàu sức gợi để người đọc tự rút ra ẩn ý.
- Để thực hiện nguyên lý trên nhà văn dùng biện pháp kĩ thuật chủ yếu cho nvật hành động bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thọai nội tâm kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ, biểu tượng.
- Bút pháp nhiều giọng điệu: trữ tình và mỉa mai, tả thực và biểu tượng.
b. Tác phẩm Ông già và biển cả
Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm được viết vào năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba.
- Bối cảnh của truyện là ngôi làng chìa yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Nguyên mẫu của nhân vật Xan-ti-a-go là người thủy thủ trên tàu của ông.
- Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi" của Huê-minh-uê.
Vị trí đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở cuối truyện, kể lại việc lão Xan-ti-a-go đổi theo và bắt được con cá kiếm.
Bố cục: 2 phần
2.2. Đọc- hiểu văn bản a. Cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô
Hình ảnh con cá kiếm
- Đó là 1 con cá lớn:
- Đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn, màu hồng dựng lên trên mặt đại dương xanh thẫm.
- Dài hơn thân hình lão 4 tấc, thân hình đồ sộ, bộ vay to sụ, nặng hơn nửa tấn.
- Có một sức mạnh ghê gớm: thể hiện qua các vòng lượn của nó:
- “Vòng tròn rất lớn”.
- ”Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy”.
- “Bắt đầu lại lượn vòng chầm chậm”.
Ông lão Xan-ti-a-gô
- Thái độ của ông lão đối với con cá kiếm: Đã hơn 84 ngày đêm lão thất bại. Với lão vừa yêu quý nó vừa muốn giết nó. Vì:
- Nó là hiện thân của thành quả lao động; xóa bỏ đi những vận rủi, thất bại liên tiếp, nó chứng minh lão không bao giừo đánh bại.
- Bộc lộ phẩm chất cao quý; không lồng lên làm đắm thuyền, không lặn sâu làm đứt dây câu mà chấp nhận cuộc đấu sức.
- Diễn biến của cuộc chiến:
- Cuộc chiến này vô cùng gay cấn. Để giành được chiến thắng, Xan-ti-a-gô tiến hành lần lượt các bước sau:
- Thu dây khiến con cá quay vòng.
- Cầu cho con cá đừng nhảy bởi sợ mất nó.
- Cầu chúa giúp bằng cách hứa đọc kinh.
- Tự phân tích tình hình: "Mình fải giữ cho nó đừng đau quá-cuồng lên".
- Di chuyển được con cá.
- Động viên bản thân.
- Tập trung sức lực.
- Phóng lao giết chết con cá.
- Song song với diễn biến trên là quá trình suy kiệt sức lực của ông lão:
- Khi cá bắt đầu lượn vòng, lão còn đủ sức để kéo.
- Nhưng khi ra sức níu sợi dây để buộc con cá fải quay vòng lão kiệt sức.
- Đỉnh điểm của kiệt sức là sự "lú lẫn đầu óc".Nhưng lão cũng đã kịp an ủi kịp thời "Đầu ơi, hãy tỉnh táo" -> Từng phút giây, lão trở nên mạnh hơn con cá.
- Vẻ đẹp của ông lão Xan-ti-a-gô:
- Cuộc chiến này vô cùng gay cấn. Để giành được chiến thắng, Xan-ti-a-gô tiến hành lần lượt các bước sau:
- Người ngư phủ lành nghề: cảm nhận rõ áp lực của sợi dây để kéo vào, nói ra, thư thả...làm con cá kiệt sức, cảm nhận được những vòng lựợn của cá, dù kiệt sức nhưng chỉ cần 1 cái fóng lao đã giết được nó.
- Trên hết là niềm tin, ý chí, nghị lực kiên cường:
- Luôn vững tin sẽ giết được con cá."ta sẽ có nó", "ta đã tóm được mày ở đường lượn", "ta đã di chuyển được nó"...
- Quyết tâm bắt được con cá.
⇒ Tiêu biểu cho ý chí và niềm tin của lão "hãy giữ đầu óc tỉnh táo tỉnh táo và biết cách chịu đựng như 1 con người".
b. Hành trình trở về của lão Xan-ti-a-gô
- Lão chuẩn bị dây thòng lọng để buộc con cá vào mạn thuyền nhưng con cá "nằm ườn" mình trên biển, nó lại quá nặng.
- Lão đã bắt đầu khỏe ra, nhưng vẫn đói khát (ăn tôm sống). Lão vui sướng nhưng không tin đó là sự thật. Đến khi lão tin chắc chắn nó là thực thì 1 tiếng đồng hồ sau con cá mập đầu tiên tấn công.
c. Ý nghĩa biểu tượng của cuộc chiến giữa ông già và con cá kiếm giữa biển
- Ý nghĩa hình tượng con cá kiếm
- Khát vọng, lí tưởng của con người.
- Hành trình thực hiện ước mơ của con người.
- Hình ảnh cá kiếm khi chết,và bộ xương của nó: kết thúc chinh phục một khát vọng của con người ->một hành trình mới lại bắt đầu.
- Ý nghĩa hình tượng lão già đánh cá Xan ti a gô: Chiến thắng con cá kiếm đã thực hiện được khát vọng lớn:
- Sức mạnh của con người có được từ những khát vọng, trí tuệ, và lòng cao thượng.
- Khát vọng của con người là vô cùng, không có giới hạn.
- "Con người có thể bị huy diệt chứ không bị đánh bại."
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Em hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi”. Biểu hiện của nguyên lí “Tảng băng trôi” trong đoạn trích Ông già và biển cả?
Gợi ý làm bài:
Nguyên lý tảng băng trôi:
- Nhà văn đặt ra yêu cầu đối với tác phẩm văn chương phải tạo ra “ ý tại ngôn ngoại”. Nghĩa là nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý. Cả nhà văn và người đọc đều là những người sáng tạo. Một trong những biện pháp chủ yếu thể hiện nguyên lí “Tảng băng trôi” là độc thoại nội tâm kết hợp dùng ẩn dụ, biểu tượng.
Biểu hiện trong đoạn trích:
- Phần nổi: miêu tả cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm. Cuộc đấu dai dẳng, quyết liệt. Con cá lượn nhiều vòng. Ông lão dù kiệt sức nhưng vẫn chiến đấu kiên cường. Cuối cùng ông đã chiến thắng.
- Phần chìm:
- Hình tượng con cá kiếm là biểu tượng của thiên nhiên kì vĩ, trong mối quan hệ với tự nhiên thì thiên nhiên vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng ước mơ, khát vọng lớn lao mà trong cuộc đời mỗi con người thường theo đuổi.
- Ông lão đánh cá là biểu tượng về người lao động có ước mơ cao đẹp, có ý chí, bản lĩnh và kinh nghiệm.
- Cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm thể hiện hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
- Ngoài ra: để tạo nên những thành công trên nhà văn còn để lại những khoảng trống qua những lời độc thoại, đối thoại nội tâm của ông lão Xantiago.
4. Soạn bài Ông già và biển cả
Hê-minh-uê đã để lại một khối lượng tác phẩm đổ sộ gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, hồi kí, ghi chép… Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả. Đây là cuốn tiểu thuyết tuy chỉ có tầm cỡ của một truyện vừa nhưng lại là tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hê-minh-uê bởi nó đã chứa dựng thông điệp quan trọng được coi là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn : Con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại. Để dễ dàng nắm được những nội dung kiến thức cần đạt về văn bản này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Ông già và biển cả.
5. Hỏi đáp về văn bản Ông già và biển cả
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn hoctap247.com sẽ sớm trả lời cho các em.
6. Một số bài văn mẫu về Ông già và biển cả
Tác phẩm Ông già và biển cả cũng thể hiện tình cảm yêu mến, khâm phục của nhà văn đối với những con người lao động nghèo khổ. Tác giả muốn chuyển đến người đọc một thông điệp quan trọng: Trong cuộc đấu tranh vật lộn mưu sinh hay đẽ lập chiến công, con người có thể chấp nhận cái chết, nhưng không bao giờ chấp nhận lùi bước. Để hiểu sâu sắc cũng như dễ dàng viết những bài văn hoàn chỉnh về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
Bài viết liên quan:
Soạn bài Ông già và biển cả - Hê-Minh-Uê
QUAY VỀ MỤC LỤC <===
- Vẻ đẹp con người và ý nghĩa của hình tượng con cá kiếm trong truyện Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê
- Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong truyện Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê
- Phân tích hình tượng ông già trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
- Phân tích truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
- Cảm nghĩ về truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê