Bài học Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành giúp các em nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật chính. Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt kĩ càng. Thông qua bài học và video bài giảng, hoptap247.com chúc các em có thêm nhiều tiết học hiệu quả và hấp dẫn hơn tại lớp. Chúc các em học tốt.
Tóm tắt bài
2.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Nguyễn Trung Thành
- Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc.
- Sinh năm : 1932 tại Quảng Nam.
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
- Ông là nhà văn sống và gắn bó sâu sắc với mảnh đất và con người Tây Nguyên.
- Tác phẩm chính: “Đất nước đứng lên”, “Rẻo cao”, “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”,…
b. Tác phẩm Rừng xà nu
Xuất xứ
- Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
Hoàn cảnh ra đời
- Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước sục sôi đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung bộ.
- Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960, nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời.
2.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Hình tượng rừng xà nu
Ý nghĩa thực
- Là cây có thật sống ở Tây Nguyên, họ nhà thông…
- Cây xà nu gắn bó mật thiết trong đời sống và sinh hoạt của người dân TN (Cành, củi xà nu có trong mỗi bếp, nhựa xà nu dùng để đốt, khói xà nu làm bảng…).
Ý nghĩa biểu tượng
- Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống chịu nhiều đau thương
- "Nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", ngày nào cũng bị bắn hai lần, "hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn".
- "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương".
- Nỗi đau hiện ra nhiều vẻ khác nhau:
- Có cái xót xa của những cây con, tựa như đứa trẻ thơ: "vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết".
- Cái đau của những cây xà nu như con người đang tuổi thanh xuân, bỗng “bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”.
- Những cây có thân hình cường tráng: “vết thương của chúng chóng lành”, đạn đại bác không giết nỗi chúng.
- Cây xà nu biểu tượng cho phẩm chất của người TN
- Cây xà nu có sức sống mãnh liệt:
- "Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy".
- Sự sống tồn tại ngay trong sự hủy diệt: "Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên".
- Cây xà nu đã tự đứng lên bằng sức sống mãnh liệt của mình: "…cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời".
- Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời.
- Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà còn ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng.
- Rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt không chỉ của con người Tây Nguyên mà còn cả Miền Nam, cả dân tộc...
- Cây xà nu có sức sống mãnh liệt:
⇒ Cây xà nu là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, sức sống mãnh liệt và tinh thần đoàn kết, yêu thương tự do của đồng bào Tây Nguyên dưới sự hủy diệt của kẻ thù.
b. Tập thể nhân dân làng Xô Man
Hình tượng nhân vật Tnú
- Hoàn cảnh
- Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ, được dân làng cưu mang nuôi dưỡng.
- Tnú đến với cách mạng rất sớm và có ý thức sau này làm cán bộ.
- Tính cách
- Tnú là người dũng cảm, không sợ hi sinh, tính yêu và tinh thần trung thành với cách mạng.
- Khi còn nhỏ
- Đi nuôi cán bộ.
- Quyết tâm học chữ.
- Làm liên lạc bị bắt vẫn không khai cộng sản ở đâu.
- Khi trưởng thành
- Thay anh Quyết lãnh đạo dân làng.
- Vùng lên cứu vợ con khi bị giặc tra tấn.
- Bị giặc bắt nhưng không sợ mà dũng cảm đối đầu trực diện với kể thù.
- Bị đốt 10 ngón tay nhưng không thèm kêu van.
- Khi còn nhỏ
- Tnú là người giàu tình thương yêu và gắn bó với dân làng.
- Với gia đình:
- Yêu thương vợ con sâu sắc.
- Lao vào hiểm nguy để cớ cứu lấy vợ con.
- Với quê hương
- Đó là tình yêu máu thịt.
- Đi dâu cũng đau đáu hướng về.
- Với gia đình:
- Tnú là người dũng cảm, không sợ hi sinh, tính yêu và tinh thần trung thành với cách mạng.
⇒ Tnú vừa là nguyên mẫu của vẻ đẹp ngoài đời vừa mang vẻ đẹp của con người Tây Nguyên.
Cụ Mết
- Tính cách
- Trung thành với Đảng.
- Dứt khoát: Chỉ một lời khen “được”.
- Trầm tĩnh ít nói.
- Bản lĩnh, từng trải, quyết đoán.
- Tự hào về truyền thống của quê hương mình.
- Ngoại hình
- Quắc thước, khỏe mạnh.
- Oai phong lẫm liệt → Mang bóng dáng những con người trong sử thi.
⇒ Là đại diện của quần chúng, là gạch nối giữa Đảng và đồng bào dân tộc, là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống và cội nguồn. Là chỗ dựa tinh thần và là pho sử sống. Là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại của các thế hệ người dân Tây Nguyên.
- Mai và Dít
- Dịu dàng, nhân hậu, giàu tình cảm.
⇒ Vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Bé Heng
- Hoạt bát, lanh lợi.
- Gắn bó với cuộc chiến đấu của buôn làng.
⇒ Là thế hệ tiếp nối để đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng.
⇒ Họ là sự tiếp nối các thế hệ, làm nổi bật tinh thần bất khuất của dân tộc.
c. Nghệ thuật
- Khuynh hướng sử thi: được thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện:
- Chủ đề: những biến cố có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.
- Hình tượng: hoành tráng, cao cả của núi rừng và con người.
- Hệ thống nhân vật: có sức sống mạnh mẽ, mang cốt cách của cộng đồng.
- Giọng điệu kể: trang nghiêm, hào hùng…
- Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết, kết hợp truyện về cuộc đời của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
- Cảm hứng lãng mạn:
- Đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
- Lời văn trau chuốt, giàu sức tạo hình, giọng văn tha thiết.
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Trung Thành là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
- Rừng xà nu được viết năm 1965, là một thiên truyện kết tinh những vẻ đẹp cơ bản của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn xuôi kháng chiến.
b. Thân bài
- Vẻ đẹp sử thi của nhân vật văn học
- Nhân vật sử thi là mẫu nhân vật anh hùng mang lí tưởng của thời đại, số phận gắn với những sự kiện lớn của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của cộng đồng và lập nên những chiến công hiển hách.
- Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong những bối cảnh không gian kì vĩ, cách trần thuật trang trọng, giọng điệu thiết tha hùng tráng.
- Vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú
- Nội dung hình tượng
- Nhân vật có số phận gắn bó với những biến cố lớn của làng Xô Man:
- Khi còn nhỏ, Tnú là đứa trẻ mồ côi được buôn làng cưu mang đùm bọc và trở thành người con ưu tú của làng Xô Man.
- Khi kẻ thù giày xéo quê hương, Tnú phải chịu nhiều đau thương mất mát, tiêu biểu cho nỗi đau thương mất mát lớn của dân tộc.
- Khi được giác ngộ cách mạng và vùng lên quật khởi, quá trình trưởng thành của Tnú cũng rất điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên.
- Nhân vật mang tầm vóc của người anh hùng:
- Tnú có niềm tin trong sáng và sắt đá vào chân lí của cách mạng.
- Tnú có một tình yêu lớn lao, sâu sắc với gia đình, quê hương xứ sở và một lòng căm thù giặc mãnh liệt.
- Tnú có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến đấu quả cảm vô song.
- Nhân vật có số phận gắn bó với những biến cố lớn của làng Xô Man:
- Nghệ thuật khắc họa hình tượng
- Không khí truyện được dựng như các cuộc kể khan truyền thống của các già làng thuở trước; lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian khiến một nhân vật của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thi cổ đại.
- Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và biểu tượng:
- Nhân vật Tnú gắn liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên đó là cây xà nu.
- Hình ảnh đôi bàn tay Tnú được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và số phận của nhân vật; giọng điệu trang trọng, hào hùng.
- Ngôn ngữ đầy chất tạo hình và chất thơ.
- Nội dung hình tượng
c. Kết bài
- Số phận và tính cách của nhân vật Tnú tiêu biểu cho dân làng Xô Man và con người Tây Nguyên.
- Nhân vật Tnú góp phần tô đậm chủ đề và làm nên màu sắc sử thi của truyện ngắn “Rừng xà nu’’.
4. Soạn bài Rừng xà nu
"Rừng xà nu” là truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành , tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975. Chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mạn, tạo hình của hình tượng cây xà nu. Để nắm được nội dung bài học cũng như dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong phần đọc hiểu của SGK, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Rừng xà nu.
5. Hỏi đáp về văn bản Rừng xà nu
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn hoctap247.com sẽ sớm trả lời cho các em.
6. Một số bài văn mẫu về Rừng xà nu
Tác phẩm “Rừng Xà Nu” ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này. Để cảm nhận được sâu sắc hơn về truyện ngắn này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
Soạn bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
QUAY VỀ MỤC LỤC <===
- Phân tích tính sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
- Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu
- Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu
- Cảm nhận về hai đoạn văn miêu tả nhân vật Tnú trong truyện Rừng xà nu
- Chất Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng Xà Nu
- Phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
- Phân tích vẻ đẹp các thế hệ người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
- So sánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình
- Chất sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
- So sánh hai nhân vật A Phủ và Tnú
- Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
- Phân tích hình tượng cây Xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành