Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngữ văn 12
9/27/2023 3:45:57 PM
nguyentuanninh ...

Hướng dẫn soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông giúp các em học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông Hương dịu dàng, say đắm trong suốt thủy trình của nó cũng như sự am hiểu sâu rộng của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và thực hành bài luyện tập trong SGK Ngữ Văn 12. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp hiệu quả hơn.

2. Tóm tắt nội dung bài học

2.1. Nội dung

  • Niềm tự hào, tình yêu tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ huế thân yếu và cũng là cho đất nước.
  • Sông hương được nhìn từ cội nguồn hùng tráng, dữ dội, mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.
  • Sông hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế là người tình dịu dàng, thủy chung với vẻ đẹp sâu lắng, trữ tình.
  • Sông hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, sông huong là một bản anh hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang và còn là nhân chứng cho bao thăng trầm của cuộc đời.

2.2. Nghệ thuật

  • Ai đã đặt tên cho dòng sông là một bút kí giàu trí tuệ tổng hợp của một cây bút uyên bác, mê đắm và tài hoa.
  • Huy động vốn kiến thức sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí.
  • Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
  • Kết hợp nhuần nhuyễn kể, tả với cái nhìn nhân hóa.

3. Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chương trình chuẩn

3.1. Soạn bài tóm tắt

  • Soạn bài tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả?

  • Sông hương ở vùng thượng lưu được tác giả miêu tả là một dòng sông trữ tình, êm ả, hiền hòa như một thiếu nữ dịu dàng và duyên dáng:
    • Lúc ở rừng già: phóng khoáng và man dại, rầm rộ và mãnh liệt như một “bản trường ca của rừng già”.
    • Khi ra khỏi rừng: dịu dàng và trí tuệ của người mẹ phù sa.
    • Lúc qua hai dãy đồi sừng sững như thành quách: dòng sông mềm như tấm lụa, với vẻ đẹp biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
    • Khi qua vùng ngoại ô Kim Long: vui tươi hẳn lên.
  • Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, liên tưởng, nhân hóa; sử dụng dày đặc các tính từ giàu sắc thái, biểu cảm, gợi cảm; nhịp văn nhanh dồn dập, mãnh liệt mà ko kém phần mềm mại, uyển chuyển → Sông Hương như một người con gái của núi rừng tự nhiên, tràn đầy sức sống mãnh liệt, cá tính, hoang dại, cuồng say được “rừng già” chế ngự trở thành một người phụ nữ dịu dàng, sâu lắng, trí tuệ-người mẹ phù sa bồi đắp cho cả một vùng văn hóa xứ sở.
  • Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng phủ ngọc tường, người đọc dường như cảm nhận được sức cuốn hút, sự hấp dẫn của dòng sông Hương thơ mộng thông qua những liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm,…

Câu 2: Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả? Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đó.

  • Sông Hương ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố trước khi đến với Huế.
    • Sông Hương như “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được “người tình mong đợi” đến đánh thức. Từ đây thủy trình sông Hương bắt đầu.
    • Một vóc dáng mới, một sức sống mới đầy khao khát lãng mạn “ sông Hương chuyển dòng một cách liên tục”:
      • Từ ngã ba Tuần, chảy theo hướng nam bắc, qua hòn Chén.
      • Chuyển qua tây bắc, vòng qua Nguyệt Biều, Lương Quán.
      • Đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế.
    • Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh tế và sự phong phú giúp nhà văn viết được những câu văn đầy màu sắc tạo hình và ấn tượng. Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng giàu hình ảnh. Câu văn giàu chất họa như đường cọ của người họa sĩ.

Câu 3: Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của dòng sông cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả với xứ Huế và dòng sông?

  • Sông Hương trong lòng cố đô:
    • Tìm đúng đường về: vui tươi hẳn lên – người con gái trải qua bao nhiêu chặng đường, qua bao nhiêu sự đổi thay, trưởng thành đã tìm được đến với tình yêu, sánh đôi, quấn quýt bên người tình.
    • Chào thành phố: uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến = tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Cách bộc lộ tình tứ, kín đáo, dạt dào yêu thương mãnh liệt.
    • Linh hồn của sông Hương đồng điệu với linh hồn Huế không thể trộn lẫn: đặt trong sự đối sánh với các dòng sông vĩ đại trên khắp thế giới: những dòng sông trôi đi quá nhanh làm cho đất và người vội vã theo mà vẫn không kịp > < SH thì khác: “điệu chảy lặng lờ, điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế = những đèn hoa đăng rằm tháng 7 lập lờ như muốn đi muốn ở, như vấn vương của một nỗi lòng”: lưu luyến với Huế, với con người Huế, không nỡ vội vàng, không nỡ lìa xa.
    • Sông Hương là bà mẹ của những khúc hát ca dao, dân ca xứ Huế: nó nhất định phải cất lên “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya” mới đúng thực nghệ thuật và cao quý >< thất vọng nghe nhạc Huế giữa ban ngày hay trên sân khấu nhà hát. (ví dụ: khúc đàn Bạc mệnh của Kiều).

→ Sông Hương với (cố đô và con người) Huế = cặp tình nhân lý tưởng của Truyện Kiều “tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc”.

  • Sông Hương ở khúc biệt li với Huế:
    • Sông Hương đã thật tâm lý khi trôi đi chậm, thực chậm → như để an ủi người ta đừng quá sầu muộn về sự biến đổi vô thường của cuộc đời, về sự vèo qua chóng mặt của thời gian → sông Hương như nhắc nhở người ta rằng cuộc đời này có rất nhiều cái đáng vấn vương. Với cái nhìn rất con người thì đó là tiếng nói thủy chung, là sự trọn vẹn của một lời thề. Nhà văn hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi đi xa là liên tưởng độc đáo thú vị đậm màu sắc văn chương.
  • Vẻ đẹp dòng sông được miêu tả bằng một tình cảm tha thiết với Huế, với một vốn văn hóa phong phú và một vốn ngôn từ giàu có, đậm chất thơ của tác giả.

Câu 4: Tác giả tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương trong lịch sử và thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả.

  • Trong lịch sử thơ ca, sông Hương là một dòng sông giàu truyền thống từng ghi dấu hình ảnh nhiều nhân văn tài tử cũng như trở thành đề tài của nhiều tác phẩm thơ ca. Nhìn sông Hương dưới góc độ lịch sử thơ ca, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp nên thơ, nét hữu tình duyên dáng của dòng sông cũng như sức hấp dẫn muôn đời của người thiếu nữ này.
  • Đã có nhiều tùy bút viết về những dòng sông Việt Nam. Song hầu hết các tùy bút đều nhìn dòng sông dưới cái nhìn lịch sử dân tộc, lịch sử hình thành dòng sông. Riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có cái nhìn độc đáo mang tính phát hiện khi nhìn sông Hương dưới góc độ lịch sử thơ ca.
    • Dưới góc độ thơ ca: Tác giả liệt kê một loạt bài thơ viết về sông Hương. Nó bỗng thay màu thực bật ngờ… trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên… trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột ngột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu… sông Hương quả thực là Kiều… trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả
    • Dưới góc độ lịch sử, tác giả đã liệt kê một cách cặn kẽ, ngắn gọn mà chi tiết một loạt những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước gắn liền với Huế, gắn liền với sông Hương. “Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghiã,...".

Câu 5: Qua đoạn trích, anh (chị) có nhận xét gì về nét riêng trong phong cách của tác giả?

  • Tác giả có tình yêu tha thiết đến đắm say cảnh và người xứ Huế. Lối viết của nhà văn rất độc đáo, đặc sắc:
  • Sử dụng thủ pháp so sánh: miêu tả dòng sông một cách sinh động, ấn tượng.
  • Kết hợp nhiều biện pháp: ẩn dụ, nhân hóa,…
  • Có sự kết hợp giữa liên tưởng, tưởng tượng và hiểu biết uyên bác về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.
  • Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc.

Trên đây là những gợi ý trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK để giúp các em soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông được thuận lợi hơn. Và để củng cố kiến thức đã học và làm bài tập tốt hơn, HỌC247 mời các em tham khảo bài giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông.

4. Hướng dẫn luyện tập

Anh (chị) tâm đắc nhất với đoạn văn nào trong bút kí? Qua đoạn văn đó hãy phân tích những nét đặc sắc về ý tưởng, hình ảnh và ngôn ngữ của tác giả.

Cảm nhận về đoạn văn sau:

"Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Tràn để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sững sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cánh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, "sớm xanh, chiều tím" như người Huế thường miêu tả".

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu khái quát về đoạn văn cần cảm nhận.

b. Thân bài

  • Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương theo thuỷ trình của nó, với những nét uyển chuyển, linh hoạt của dòng chảy; vẻ biến ảo của màu sắc, vẻ uy nghi trầm mặc của cảnh quan đôi bờ.
  • Toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm, một cách cảm nhận bình dị mà tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
  • Nghệ thuật:
    • Hình ảnh chân thực mà gợi cảm, câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài hoà, tiết tấu nhịp nhàng.
    • Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách nói của người Huế.

c. Kết bài

  • Khẳng định lại sự tài hoa, độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn văn trên.

5. Một số bài văn mẫu về văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

Hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” sẽ luôn ám ảnh người đọc cho đến sau này. Một vẻ đẹp hùng vĩ, hung dữ của thiên nhiên đan xen sự thơ mộng, nhẹ nhàng như chốn bồng lai. Đó chính là sự thành công của Nguyễn Tuân khi viết nên tác phẩm này. Để cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản Người lái đò sông Đà, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường 

 QUAY VỀ MỤC LỤC  <===

- Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế qua hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ và Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Phân tích dòng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

 

Soạn văn liên quan

Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới của Võ Nguyên Giáp - Ngữ văn 12

Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận - Ngữ văn 12