Hướng dẫn soạn bài và luyện tập bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận giúp các em học sinh nắm được các thao tác lập luận đã học và luyện tập câu 1 và câu 2 trong SGK Ngữ Văn 12. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận tóm tắt.
2. Tóm tắt nội dung bài học
- Các thao tác lập luận cơ bản đã học:
- Chứng minh
- Giải thích
- Phân tích
- Bác bỏ
- So sánh
- Bình luận
- Cần biết cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc văn học.
3. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Câu 1: Hãy nhắc lại các thao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác.
Thao tác |
Đặc trưng |
Chứng minh |
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng. |
Giải thích |
Làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. |
Phân tích |
Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định. |
Bác bỏ |
Dùng lập luận để phản bác và loại bỏ luận điệu của người khác. |
So sánh |
Giúp người ta nhận rõ giá trị của sự vật bằng cách chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa nó với sự vật khác. |
Bình luận |
Thuyết phục người ta nghe theo sự đánh giá và bàn bạc của người nói về một vấn đề nào đó. |
Câu 2: Trong đoạn trích dưới đây, tác giả đã vận dụng tổng hợp những thao tác lập luận nào?
"...Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man.
Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn...".
(Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn Độc lập)
Gợi ý làm bài
- Tác giả đã vận dụng kết hợp các thao tác: Bác bỏ, phân tích, chứng minh.
- Cụ thể
- "Thế mà" → Phủ nhận việc làm của Pháp "lợi dụng lá cờ…".
- Để làm rõ ý bác bỏ người viết sử dụng thao tác chứng minh: về chính trị…về kinh tế…
- Quá trình chứng minh là qúa trình vận dụng cách diễn dịch để phân tích (chia tách) vấn đề:
- Về chính trị: không cho dân ta quyền tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, lập ba chế độ ở Bắc Trung Nam...
- Về kinh tế: bóc lột dân ta, cướp không ruộng đất hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc...
Câu 3: Viết một bài văn nghị luận (vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận) bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa – tinh thần của ocn người.
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về văn hóa tham gia giao thông của con người trong cuộc sống hiện nay.
Gợi ý làm bài
a. Mở bài
- Nêu lên vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài
- Những hành vi không đúng khi tham gia giao thông (Chứng minh và phân tích).
- Đi xe hành ngang.
- Nghe tiếng còi cũng lơ.
- Đùa nghịch khi tham gia giao thông...
- Suy nghĩ về những biểu hiện trên (Bình luận).
- Bản thân thấy thế nào về những việc trên?
- Bản thân tham gia giao thông như thế nào?
- Thực hiện và chấp hành luật lệ tốt.
- Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông (Chứng minh).
- Có ý thức chấp hành luật lệ.
- Vận động mọi người thực hiện.
c. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề.
Để nắm được các thao tác lập luận đã học vững hơn, các em có thể tham khảo bài giảng Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
4. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả sử dụng kết hợp thành công nhiều thao tác lập luận khác nhau.
Gợi ý làm bài
- Về nghị luận chính trị, các em có thể tìm ở các tác giả Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh,...
- Về nghị luận văn học, các em có thể tìm ở các tác giả Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,…
Câu 2: Viết một văn bản nghị luận ngắn trong đó vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau để trình bày quan điểm, ý kiến của anh (chị) về:
a. Nét đặc sắc mà anh (chị) đã phát hiện từ một bài thơ (một thiên truyện, một kịch bản văn học).
b. Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận.
c. Một nội dung kiến thức ngữ văn cần được tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn.
Gợi ý làm bài
Câu a: Nét đặc sắc mà anh (chị) đã phát hiện từ một bài thơ (một thiên truyện, một kịch bản văn học).
a. Mở bài
- Khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Khái quát về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm đó.
b. Thân bài
- Nét đặc đó nằm ở phương diện nội dung hay nghệ thuật? Đó là nét đặc sắc gì?
- Đặc điểm đó đặc sắc ở điểm nào? (Gợi ra một sự liên tưởng mới, sâu sắc / mang một ý nghĩa mới, sâu sắc hơn / tạo hiệu quả nghệ thuật độc đáo,…Cần lưu ý đặt đặc điểm đó trong mối quan hệ với những kiến thức phổ biến về tác phẩm để làm rõ nét đặc sắc, độc đáo).
- Giá trị của nét đặc sắc mà bản thân mới phát hiện (gợi những hướng khai thác mới về tác phẩm / góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm sâu sắc hơn,…).
c. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của nét đặc sắc mà em mới phát hiện.
Câu b: Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận.
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận.
b. Thân bài
- Khái quát những vấn đề về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm đã được dư luận tiếp nhận; những ý kiến đánh giá của dư luận về tác phẩm.
- Những suy nghĩ, đánh giá của bản thân về tác phẩm:
- Phân tích, cảm nhận,…về một nét hay của tác phẩm (về nội dung tư tưởng hoặc nghệ thuật).
- Trao đổi về một ý kiến (đánh giá sai) về tác phẩm.
- Trao đổi về một vấn đề về nội dung, tư tưởng mà mà tác phẩm đề cập đến nhưng bản thân còn thấy chưa thỏa đáng.
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm văn học mới ra đời đó.
Câu c: Một nội dung kiến thức ngữ văn cần được tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn.
a. Mở bài
- Giới thiệu về nội dung kiến thức ngữ văn cần được tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn.
b. Thân bài
- Khái quát về nội dung của nội dung kiến thức đó, những vấn đề còn tồn tại là gì? (Có chỗ nào chưa rõ? Chưa sâu? Còn gợi nhiều thắc mắc?,…).
- Vai trò của việc làm rõ, tìm hiểu sâu nội dung ấy.
- Ý kiến đề xuất của bản thân là gì?
- Đặt câu hỏi để người nghe góp ý giải quyết.
- Nêu ý kiến mang tính giải pháp của bản thân về vấn đề.
c. Kết bài
- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn nội dung kiến thức đó.
Soạn văn liên quan
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
QUAY VỀ MỤC LỤC <===
Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo - Ngữ văn 12
Soạn bài Bác ơi của Tố Hữu - Ngữ văn 12
Soạn bài Tự do của P.Ê-luy-a - Ngữ văn 12