Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Ngữ văn 12
9/5/2023 3:06:01 PM
nguyentuanninh ...

Phần hướng dẫn soạn bài với các gợi ý giải bài tập cụ thể, rõ ràng sẽ giúp các em ôn tập và củng cố lại kiến thức lý thuyết đã học về cách làm bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; biết cách vận dụng vào thực hành. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ tóm tắt

2. Tóm tắt nội dung bài học

Các bước triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

2.1. Bước 1: Xác định các yêu cầu của đề

  • Xác định dạng đề, yêu cầu nội dung (đối tượng), yêu cầu về phương pháp, Yêu cầu về phạm vi tư liệu - dẫn chứng.

2.2. Bước 2: Lập dàn ý

  • Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ (vị trí đoạn thơ).
  • Thân bài:
    • Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, … của bài thơ. Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu.
    • Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
    • Có thể bổ ngang : phân tích từng khổ, từng dòng.
    • Có thể bổ dọc bài thơ : Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.
    • Chú ý những hình ảnh biểu tượng, những lối nói ví von so sánh, những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu.
    • Cần bám sát từ ngữ, âm thanh, vần , nhịp điệu, cấu tứ,… của bài thơ để phân tích.
  • Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

2.3. Bước 3: Viết bài

2.4. Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa (nếu có)

3. Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Đề bài:

Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài "Tràng giang" của Huy Cận:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà".

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu về đoạn thơ cần phân tích.

b. Thân bài

  • Nội dung:
    • Cảnh chiều xuống trên sông: đẹp như­ng buồn.
    • Tâm trạng của nhà thơ: Nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hư­ơng.
  • Nghệ thuật:
    • Hình ảnh đối lập, gợi cảm: núi mây hùng vĩ cánh chim bé nhỏ.
    • Âm điệu phù hợp: dập dềnh, mênh mang như­ sóng n­ước trên Tràng giang.
    • Tứ thơ mới mẻ có sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đ­ường với bút pháp lãng mạn của thơ mới.

c. Kết bài

  • Đánh giá lại giá trị của đoạn thơ.

Để nắm được nội dung bài học, các em có thể tham khảo bài soạn Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

  • Làm rõ ý đoạn thơ Ôi lòng Bác...chảy nặng phù sa qua Đêm nay Bác không ngủ, Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

    Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ sau :

    “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

    Thương cuộc đời chung , thương cỏ hoa

    Chỉ biết quên mình cho hết thảy

    Như dòng sông chảy nặng phù sa .

    Em hãy làm rõ nội dung của đoạn thơ trên qua 3 tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ -Minh Huệ , Cảnh khuya và Rằm tháng giêng –Hồ Chí Minh .

     

  • Bàn luận Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn

    (Anh,Chị) viết đoạn văn không quá 400 từ bàn về câu thơ “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” (“Một khúc ca” – Tố Hữu).

  • Phân tích đoạn: Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương...đâu ngờ hôm nay

    Phân tích đoạn thơ sau:

    Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương

    Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng

    Nhân tình nhắm mắt chưa xong

    Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như

    Mai sau dù có bao giờ

    Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay ...”

    ( Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu )

     

  • Bình giảng đoạn Cô đơn thay là cảnh thân tù...tiếng guốc đi về

    Bình giảng đoạn thơ sau:

    “ Cô đơn thay là cảnh thân tù

    Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

    Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

    Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.

    Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều

    Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh

    Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh

    Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về.”

    ( Tâm tư trong tù - Tố Hữu )

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 

 QUAY VỀ MỤC LỤC  <===

 

Soạn bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 - Ngữ văn 12