Hướng dẫn soạn bài Thuốc của Lỗ Tấn giúp các em học sinh hiểu được thái độ của Lỗ Tấn trước thực trạng mê muội của người Trung Hoa trước Cách mạng Tân Hợi (1911) cũng như mong mỏi của tác giả về sự thức tỉnh của họ và luyện tập câu 1 và câu 2 trong SGK Ngữ Văn 12. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp hiệu quả nhất.
2. Tóm tắt nội dung bài học
2.1. Nội dung
- Truyện đã thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được “bệnh tật” của chính mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng, dân tộc đó vẫn chìm đắm trong mê muội.
2.2. Nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng.
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhiều đoạn chuyển điểm nhìn trần thuật sang nhân vật.
3. Soạn bài Thuốc chương trình chuẩn
3.1. Soạn bài tóm tắt
-
Soạn bài tóm tắt Thuốc - Lỗ Tấn
3.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa gì?
- Chiếc bánh bao tẩm máu trong truyện được dùng làm phương thuốc chữa bệnh lao. Bài thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên nâng niu, trân trọng coi là thuốc tiên để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” rốt cuộc không cứu được nó mà ngược lại còn giết chết nó ⇒ Đây là thứ thuốc mê tín, dị đoan.
- Bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái quỷ, cứ tưởng là thuốc tiên nhưng lại giết chết con mình. Và cả đám người trong quán trà cũng tin đó là một phương thuốc thần kì có thể cứu được người ⇒ Đây là thứ thuốc độc mà mọi người cần phải giác ngộ ra. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.
- Liều thuốc độc ấy trớ trêu thay, lại được pha chế bằng máu của người cách mạng đã dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, đổ máu vì sự nghiệp giải phóng của nhân dân trong đó có những người như bố mẹ thằng Thuyên, như ông Ba, như Cả Khang,…thế mà những con người ấy lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh, chẳng khác gì mua máu súc vật ⇒ Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
- Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đây là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Lỗ Tấn.
Câu 2: Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?
- Hình tượng người cách mạng Hạ Du
- Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện. Hạ Du chính là người bị chém mà ông Cả Khang đã lấy máu đem tẩm bánh bao bán cho lão Hoa.
- Nhà Hạ Du nghèo, chỉ có một mẹ già(bà Tứ).
- Trong nhà lao, Hạ Du vẫn hiên ngang tuyên truyền cách mạng chống nhà Mãn Thanh, không hề sợ hãi. Anh là một anh hùng, hình tượng nhà cách mạng dân chủ tư sản Trung Quốc trước thời Cách mạng Tân Hợi.
- Sau cái chết, mộ anh được đặt vòng hoa viếng, thể hiện niềm thương tiếc.
⇒ Hạ Du là người giác ngộ cách mạng sớm, là người dũng cảm, hiên ngang xả thân vì nghĩa lớn nhưng anh lâm vào một bi kịch không ai hiểu được việc làm của anh, ngay cả người thân (thể hiện qua câu hỏi ở cuối truyện). Tác giả thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng (đối lập với thái độ phê phán, vạch ra “căn bệnh quốc dân” đối với những người dân bình thường xung quanh hạ Du).
- Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, lỗ tấn muốn nói lên một sự thực về mối quan hệ giữa người cách mạng và quần chúng:
- Quần chúng chưa hiểu gì về người cách mạng. Họ coi người cách mạng là những người “làm giặc”, bị bắt và bị xử chém. Bác Cả Khang gọi Hạ Du là “thằng quỷ sứ”, “thằng nhãi con”, những người khác gọi Hạ Du là “điên”.
- Bản thân người cách mạng lại cô đơn, “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, không gắn bó với quần chúng. Hạ Du dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu được việc làm của anh, đến nỗi mẹ anh cũng gào khóc thảm thiết kêu anh chết oan. Quần chúng mua máu anh làm thuốc chữa bệnh cũng là lẽ tự nhiên.
- Hình ảnh người cách mạng chỉ hiện lên gián tiếp qua cuộc bàn luận trong quán trà của đám đông quần chúng “còn ngủ mê”. Rõ ràng truyện không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà chỉ đặt ở tuyến ngầm phía sau. Điều này có dụng ý sâu sắc: khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ xuống thật vô nghĩa, không được ai chú ý.
Câu 3: Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian nghệ thuật có tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân thanh minh đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa.
- Không gian và thời gian nghệ thuật.
- Câu chuyện xảy ra trong hai buổi sớm vào hai mùa thu, mùa xuân có ý nghĩa không tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao tẩm màu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà…Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quan trà và nới đương phố là nơ tụ tập của nhiều loại người, do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tiết Thanh minh-mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc gieo mầm.
- Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa
- Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp, sự hi sinh của Hạ Du.
- Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho họ.
- Thể hiện dấu hiệu tốt lành: khẳng định sẽ có những người tiếp tục làm cách mạng, tiếp bước Hạ Du.
⇒ Là chi tiết nghệ thuật độc đáo, thể hiện chủ để tư tưởng tác phẩm, mang nhiều ý nghĩa biểu tượng ⇒ đối lập hẳn với hình ảnh chiếc bánh bao: nó thể hiện tấm lòng nhân ái, nỗi niềm trăn trở và nhiềm tin son sắt của Lỗ Tấn vào tiền đồ Cách mạng.
Trên đây là những gợi ý trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK để giúp các em soạn bài Thuốc của Lỗ Tấn được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, để củng cố kiến thức đã học các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thuốc.
4. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của các chi tiêt: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết nghèo, chết bệnh bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn.
- Cùng là nghĩa địa để chôn cất người chết, nhưng có mộ phân biệt, chia cắt bởi con đường mòn. Nó có ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho những tư tưởng u mê, sự nhận thức ẩn từ quần chúng trước hiện thực lịch sử,…Họ không thể phân biệt được những người tử tù chết chém vì làm cách mạng và chết chém vì những tội phạm khác. Cứ hễ bị chết chém là đáng cười, đáng khinh, đáng lên án, trái pháp luật, là xấu phải ở nghĩa địa bên trái. Còn những người chết nghèo, chết bệnh – những cái chết thường tình thì ở nghĩa địa bên phải. Cuối truyện, qua một thời gian giác ngộ, hai bà mẹ bước qua con đường mòn để đến với nhau.
Câu 2: Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ người tử tù “Thế này là thế nào?” có ý nghĩa gì?
- Ý nghĩa của câu hỏi “Thế này là thế nào?”
- Thể hiện sự băn khoăn, nghi hoặc của bà mẹ không thế nào hiểu được ý nghĩa về cái chết của con.
- Có một niềm hy vọng (tuy mơ hồ) nơi người mẹ: có người hiểu và trân trọng con mình.
- Tác giả ngầm gợi cho người đọc suy nghĩ về sự hi sinh của người chiến sĩ cách mạng, về mối quan hệ giữa người làm cách mạng và quần chúng.
5. Một số bài văn mẫu về văn bản Thuốc
Truyện ngắn Thuốc sáng tác năm 1919 là tác phẩm thể hiện khá rõ những băn khoăn, day dứt của Lỗ Tấn trước những vấn đề quan trọng của xã hội Trung Quốc đương thời. Tác giả phê phán sự lạc hậu, mê muội đáng thương của số đông dân chúng và thái độ xa rời thực tế xa rời quần chúng của những người khởi xướng và tham gia cuộc cách mạng Ngũ Tứ lúc bấy giờ. Để nắm được nội dung cũng như cách làm những bài văn viết liên quan đến tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
Bài viết liên quan:
QUAY VỀ MỤC LỤC <===
- Ý nghĩa chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
- Phân tích ý nghĩa của chi tiết hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
- Cảm nhận về hình tượng nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
- Phân tích hình tượng nhân vật Hạ Du, một người chiến sĩ Cách mạng kiên trung
- Phân tích truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn