Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học - Ngữ văn 12
9/20/2023 11:07:56 AM
nguyentuanninh ...

Hướng dẫn soạn bài và luyện tập bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học giúp các em học sinh nắm được các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và luyện tập đề 1, đề 2, đề 3 đề 4 trong SGK Ngữ Văn 12. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học tóm tắt.

2. Tóm tắt nội dung bài học

  • Nắm vững tri thức nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
    • Đối tượng nghị luận: một đoạn thơ, bài thơ, hình tượng thơ…
    • Với kiểu bài này cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ,…của đoạn thơ, bài thơ đó.
  • Rèn luyện cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài viết thường có các nội dung:
    • Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
    • Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
    • Đánh gia chung về bài thơ, đoạn thơ.

3. Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Đề 1:

a. Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.

 

Gợi ý làm bài

Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
  • Khái quát về tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc.

Thân bài

  • Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
  • Nêu những biểu hiện của tính dân tộc trong nội dung và hình thức của bài thơ.
    • Nội dung:
      • Bài thơ Việt Bắc thể hiện rõ tính cách của dân tộc, đặc điểm tâm hồn, cốt cách của dân tộc.
      • Đề cập đến một sự kiện lịch sử có tính chất trọng đại của dân tộc.
      • Thể hiện nhiều vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách của dân tộc người Việt như:
      • Đạo lí uống nước nhớ nguồn, gắn bó với nguồn cội, với quá khứ, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ..
      • Tinh thần lạc quan cách mạng, niềm vui sống, yêu đời, tinh thần đoàn kết đồng lòng chung sức kháng chiến...
      • Đề cập đến những phương diện đặc trưng nhất trong đời sống của con người VN như đời sống sinh hoạt, học tập, công tác, lao động,…
      • Thể hiện thành công những bức tranh đặc trưng cho thiên nhiên dân tộc.
    • Hình thức biểu hiện
      • Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát của dân tộc.
      • Hình thức đối đáp dân gian.
      • Lối xưng hô "mình - ta" trong ca dao dân ca.
      • Lối so sánh, cách diễn đạt trong thơ ca dân gian.
      • Nhạc điệu của bài thơ.

Kết bài

  • Đánh giá lại sự thể hiện của tính dân tộc trong bài thơ.

b. Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội qua đoạn thơ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

[…]

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

(Quang Dũng, Tây Tiến)

 

Gợi ý làm bài

Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ phân tích.

Thân bài

  • Tâm trạng của nhà thơ khi nhớ về Tây Bắc và những người đồng đội trong đoạn thơ:
  • Nỗi nuối tiếc, nhớ nhung “chơi vơi” rừng núi Tây Bắc: Con đường hành quân hiểm trở, gian khổ nhưng cũng đầy thơ mộng.
  • Nỗi đau đớn, xót xa khi nhớ về những người đồng đội đã ngã xuống “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, nhớ đến những hiểm nguy đã từng đối mặt,…
  • Nỗi nhớ tình cảm chân thành, đầm ấm của người dân Tây Bắc.

Kết bài

  • Đánh giá tình cảm của Quang Dũng đối với Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến.

Đề 2

a. Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

 

Gợi ý làm bài

Mở bài

  • Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu khái quát về hình tượng nghệ thuật chủ đạo: người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng.

Thân bài

  • Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến thể hiện ở:
    • Sự hào hùng, mãnh liệt.
    • Ý chí chiến đấu quên mình, tâm hồn hào hoa, lãng mạn...giữa bao gian khổ - hi sinh.
    • Họ “bi” mà không “lụy”, buồn đau mà hùng tráng, mất mát, hi sinh mà vẫn lạc quan...
  • Người lính tây Tiến phải chiến đấu và đối mặt với gian khổ hi sinh.
    • Chiến đấu trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, hoang dại, bí hiểm, dữ dằn.
    • Chiến đấu giữa một thực tế chiến tranh tàn khốc, người lính có thể ngã xuống vì sốt rét, vì bệnh tật, vì đói khổ, vì bom đạn. . .
    • Cái chết đồng hành với mỗi bước chân trên đường chiến trận.
  • Giữa cuộc chiến tranh tàn khốc, người lính tây Tiến ngời sáng vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt; tâm hồn lãng mạn, hào hoa.
    • Vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt:
      • Người lính Tây Tiến bước vào cuộc chiến đấu khốc liệt với tư thế hiên ngang, bất chấp hiện thực nghiệt ngã.
      • Các anh luôn tiềm tàng một tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu quên mình.
    • Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa:
      • Những con người có tâm hồn lãng mạn, dễ cảm, xúc động và có cái nhìn tinh tế, mộng mơ.
      • Cảm nhận được từng làn hương hoa đêm “Mường lát hoa về trong đêm hơi”, từng mùi thơm của “cơm lên khói”, “thơm nếp xôi”, . . .
      • Những khoảnh khắc thăng hoa đầy lãng mạn trong chiến tranh tàn khốc.
      • cảm nhận được vẻ đẹp đây chất thơ của thiên nhiên, con người, cuộc sống miền Tây Tổ quốc:
    • Vẻ đẹp bi tráng là đặc điểm chủ đạo và là điểm khác biệt giữa hình tượng người lính trong Tây Tiến so với hình tượng người lính trong các tác phẩm của thơ ca thời kì chống Pháp.

Kết bài

  • Khái quát lại sự thành công và tài hoa của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp.

b. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

[...]

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Tố Hữu, Việt Bắc)

 

Gợi ý làm bài

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

Thân bài

  • Vẻ đẹp của thiên nhiên: Bức tranh tứ bình- bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông của núi rừng Việt Bắc. Đoạn thơ ngập tràn màu sắc.
    • Mùa đông với một màu xanh lặng lẽ, trầm tĩnh của rừng già.
    • Mùa xuân với màu trắng tinh khôi của rừng hoa mơ.
    • Bức tranh mùa hè với màu vàng của rừng phách và rộn rã tiếng ve kêu.
    • Cảnh đêm thu huyền ảo với ánh trăng soi cùng với khúc hát ngợi ca hòa bình.
  • Vẻ đẹp của con người: Đan xen giữa vẻ đẹp của thiên nhiên là vẻ đẹp của con người trong lao động và sinh hoạt.
    • Đó là những con người cần cù, chịu thương, chịu khó, ân tình và rất mực thủy chung. Sự đan xen ấy tạo nên sự hài hòa, quấn quýt giữa thiên nhiên và con người.
    • Âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ nhung tha thiết. Nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru. Mười câu thơ giàu tính tạo hình, giàu âm hưởng, cấu trúc hài hòa, cân đối.

Kết bài

  • Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Qua đó thể hiện tấm lòng, tình cảm của người cán bộ kháng chiến đối với vùng đất Việt Bắc nghĩa tình.

Đề 3

a. Câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.

 

Gợi ý làm bài

Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
  • Sự thành công của Nguyễn Khoa Điềm khi sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong bài thơ, đặc biệt Câu thơ " Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn".

Thân bài

  • Những bài ca dao có nét tương đồng với câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” của Nguyễn Khoa Điềm:
    • Muối ba năm muối hãy còn mặn / Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
    • Đôi ta nghĩa nặng tình dày / Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
    • Tay bưng chén muối đĩa gừng / Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
    • Muối càng mặn, gừng càng cay / Đôi ta tình nghĩa nặng dày em ơi!
  • Sự khác biệt giữa hình ảnh “muối – gừng” trong ca dao và câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
    • Về hình tượng:
      • Trong ca dao, “muối – gừng” được dùng như hình ảnh tượng trưng của tình yêu lứa đôi bền chặt qua những câu thề nguyền, hẹn ước.
      • Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: “muối – gừng” còn biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn bền vững của dân tộc, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên – nguồn mạch tạo nên giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của đất nước.
    • Về giọng điệu:
      • Giọng điệu tâm tình trong những câu ca dao là giọng trao duyên đằm thắm, ngọt ngào.
      • Giọng tâm tình trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm là giọng hồi tưởng, có sắc thái trang trọng.

Kết bài

  • Khái quát lại sự mới lạ, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm trong việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong bài thơ.

b. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

 

Gợi ý làm bài

Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

Thân bài

  • Vẻ đẹp hào hùng:
    • Trong cuộc trường chinh gian khổ: người lính ở đây là những trí thức, học sinh, sinh viên xuất thân Hà Nội, chưa quen với gian lao, lại phải ném vào cuộc hành quân dài ngày, địa hình hiểm trở, khắc nghiệt, phải đối mặt với cái chết từ nhiều phía.
    • Tư thế hành quân, dáng vẻ dữ dội khác thường của người lính (chú ý một số hình ảnh: gục lên súng mũ bỏ quên đời, đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng…).
    • Lí tưởng chiến đấu cao đẹp và tinh thần hi sinh cho Tổ quốc (đi sâu phân tích các hình ảnh: những nấm mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, chẳng về xuôi, âm thanh trầm hùng của sông Mã đưa tiễn những người con hi sinh về đất mẹ.
  • Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:
    • Vẻ đẹp của tình người: gian khổ, ác liệt, hi sinh, người lính ở đây vẫn là những con người mơ mộng, lãng mạn, quyến luyến tình người.
    • Cảm xúc về thiên nhiên: tinh tế trong phát hiện và cảm nhận cái đẹp. Dễ say đắm trước những vẻ đẹp man sơ và khác lạ.
    • Tâm hồn lạc quan, yêu đời, nguyện dấn thân vào cuộc chiến đấu được thể hiện qua quan niệm lãng mạn về người anh hùng và qua nếp sinh hoạt văn hoá ngay trong những ngày gian khổ, hi sinh.
  • Nghệ thuật của ngòi bút Quang Dũng trong khắc hoạ hình tượng người lính:
    • Hình ảnh đặc sắc, ngôn từ mới lạ và sự kết hợp của các từ cổ với các từ ngữ dân dã, đời thường tạo được vẻ cứng cỏi ngang tàng của người lính gần với các tráng sĩ trong văn học cổ mà vẫn hiện đại.
    • Bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn, thủ pháp đối lập - tạo nên vẻ lãng mạn, bay bổng của người lính mà vẫn rất chân thực, tạo âm hưởng bi tráng cho bài thơ.

Kết bài

  • Thành công trong việc khắc hoạ hình tượng người lính.
  • Sự tài hoa, tấm lòng xúc động chân thành của Quang Dũng đã dựng nên tượng đài bất tử về người lính vô danh trong cuộc chiến đấu hi sinh cho Tổ quốc.

Đề 4

a. Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt Đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

 

Gợi ý làm bài

Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
  • Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình tượng đất nước trong hai bài thơ.

Thân bài

  • Giống nhau
    • Về hình tượng đất nước
      • Nguyễn Đình Thi khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu.
      • Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng.
  • Về phương diện con nghệ thuật
    • Cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.
    • Nguyễn Đình Thi:
      • Đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau: một đất nước vất vả đau thương nhưng cũng rất quật khởi, kiên cường.
      • Miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về.
    • Nguyễn Khoa Điềm:
      • Bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời.
      • Sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình.
      • Đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Khác nhau:
    • Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
    • Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát nhằm chứng minh tư tưởng: “đất nước này là đất nước của người dân”.
  • Lí giải sự khác biệt:
    • Do sự khác biệt về phong cách:
      • Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.
      • Nguyễn Khoa Điềm có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mỹ.
    • Về phương diện bố cục:
      • Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.
      • Bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.

Kết bài

  • Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
  • Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

b. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

[-]

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Gợi ý làm bài

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, bài thơ Tây Tiến
  • Giới thiệu và dẫn đoạn thơ trong đề bài: Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến.

Thân bài

  • Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến:
    • Hình tựơng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt- có bóng dáng của các chiến sĩ ngày xưa nhưng cũng rất thời đại, mới mẻ. Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt đối với quê hương, đất nước, tình yêu cuộc sống làm bừngsáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ.
    • Vẻ đẹp của người lính không tách rời khỏi nỗi đau của chiến tranh ác liệt. sự hi sinh của những người lính được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương nhưng không bi lụy.
  • Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn hào hoa:
    • Lí giải nguyên nhân tạo nên nét khác biệt giữa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng so với hình tượng người lính trong các tác phẩm khác của thơ ca kháng chiến chống Pháp (Cá nước- Tố Hữu, Đồng chí- Chính Hữu)
    • Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến được bộc không phải chỉ ở dáng vẻ oai hùm phóng túng mà luôn thăng hoa trong tâm hồn từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh.
    • Chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng đêm về tâm hồn vẫn gửi về hậu phương xa xôi. Hà Nội và dáng kiều có sức cổ vũ to lớn đối với người chiến sĩ.

Kết bài

  • Nhận thức chung về đóng góp của Quang Dũng qua việc khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến.

Để nắm được các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, các em có thể tham khảo bài giảng Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học 

 QUAY VỀ MỤC LỤC  <===

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Ngữ văn 12