Nội dung của bài học giúp các em củng cố và nâng cao những kiến thức về khái niệm hàm ý, về cách thức tạo lập và lĩnh hội hàm ý, điều kiện để sử dụng hàm ý có hiệu quả.
Tóm tắt bài
2.1. Khái niệm hàm ý
- Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người mà người nói muốn thông báo đến người nghe nhưng không trực tiếp nói ra mà ngụ ý để người nghe suy ra từ nghĩa tường minh, ngữ cảnh cảnh giao tiếp và các phương châm hội thoại.
2.2. Tác dụng của hàm ý
- Tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp mà hàm ý có những tác dụng nhất định:
- Tạo hiệu quả biểu đạt mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói thông thường.
- Giữ được tính lịch sự và tôn trọng thể diện của người đối thoại.
- Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra..).
- Làm cho lời nói thêm hàm súc.
2.3. Điều kiện để việc sử dụng hàm ý có hiệu quả
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Nắm được năng lực giải đoán hàm ý của người nghe.
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. Có thái độ cộng tác.
2.4. Cách thức để tạo hàm ý
- Cố ý vi phạm các phương châm hội thoại.
- Nói lảng sang chuyện khác.
- Cắt lời người nói hoặc im lặng không đáp lời.
- Nói thừa hoặc thiếu thông tin.
- Dùng hành động hoặc nói theo cách gián tiếp: dùng câu hổi với mục đích từ chối, ra lệnh, trách móc, bộc lộ cảm xúc, than vãn,…
Bài tập minh họa
Ví dụ 1:
Chỉ ra chỗ tạo hàm ý trong câu sau? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách tạo hàm ý đó?
“Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ mới trả lời: Cả họ mày thơm”.
Gợi ý làm bài:
- Chỗ tạo hàm ý: “Cả họ mày thơm”
- Hiệu quả nghệ thuật:
- Tạo ra tình huống nực cười: chuột chù lại “chê khỉ rằng hôi”. Đáp lại lời chê của chuột chù, khỉ trả lời: “Cả họ mày thơm”. Khỉ đã vi phạm phương châm về lượng và cách thức khi nói, “nói không đúng sự thật” (ai cũng biết khỉ và chuột chù cả hai đều hôi, thậm chí chuột chù còn hôi hơn khỉ) để thực hiện hàm ý là mỉa mai, châm biếm chuột chù.
- Hàm ý sâu xa hơn, đó là châm biếm những người không thấy cái xấu của mình mà lại hay bới móc khuyết điểm của kẻ khác
⇒ Bài học về cách sống: hãy nhìn lại bản thân mình trước khi đánh giá người khác..
Ví dụ 2:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
Cúi đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Người nói người nghe trong mỗi câu in đậm dưới đây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy.
- Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều ấy?
Gợi ý làm bài:
- Người nói những câu in đậm đó là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
- Hàm ý của câu “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!" là nói "mát mẻ", nói "giễu cợt": quyền quý như tiểu thư mà cũng có lúc phải đến quỳ trước mặt "Hoa Nô" này sao?
- Hàm ý của câu "Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều" là hãy chuẩn bị mà nhận sự báo ứng thích đáng.
- Hoạn Thư hiểu hàm ý ấy nên mới "hồn lạc phách xiêu, cúi đầu dưới trướng liệu điều kêu ca".
4. Soạn bài Thực hành về hàm ý
kiến thức về khái niệm hàm ý, về cách thức tạo lập và lĩnh hội hàm ý, điều kiện để sử dụng hàm ý có hiệu quả, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
- Thực hành về hàm ý
- Thực hành về hàm ý tóm tắt
5. Hỏi đáp về bài Thực hành về hàm ý
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn hoctap247.com sẽ sớm trả lời cho các em.
Để nắm được nội dung bài học vững hơn, các em có thể tham khảo:
QUAY VỀ MỤC LỤC <===