Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh - Phần 1: Tác giả - Ngữ văn 12
8/30/2023 3:09:51 PM
nguyentuanninh ...

 

Nội dung bài học Tuyên ngôn độc lập phần tác giả Hồ Chí Minh giúp các em hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. Đồng thời có ý thức trân trọng di sản của Hồ Chí Minh và tự hào về độc lập của dân tộc. Hy vọng sau khi học xong, các em nắm được nội dung kiến thức trọng tâm bài học. Chúc các em có tiết học thành công và hiệu quả.

 

 

Tóm tắt bài

2.1. Vài nét về tiểu sử của Hồ Chí Minh

  • Sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước.
  • Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • Gia đinh:
    • Cha: Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
    • Mẹ: Hoàng Thị Loan.
  • Quá trinh hoạt động cách mạng:
    • Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.
    • Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hòa bình ở Vec-xay bản "Yêu sách của nhân dân An Nam", kí tên Nguyễn Ái Quốc.
    • Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
    • Từ năm 1923 đến 1941, Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan.
    • Tháng 2/1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.
    • Tháng 8/1942, Người lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ trong 13 tháng.
    • Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.

2.2. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

a. Quan điểm sáng tác

  • Coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
  • Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học, luôn đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
  • Xuất phát từ đối tượng, mục đích để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Di sản văn học

  • Văn chính luận
    • Được viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo.
    • Thể hiện tấm lòng yêu ghét nồng nàn, sâu sắc của một trái tim vĩ đại.
    • Lời văn chặt chẽ, súc tích.
    • Tác phẩm tiêu biểu:
      • Các bài văn chính luận đăng trên các báo: "Người cùng khổ", "Nhân đạo"...
      • "Bản án chế độ thực dân Pháp".
      • "Tuyên ngôn Độc lập".
      • "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"...
  • Truyện và kí
    • Thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hóa sâu rộng, trí tuệ sắc sảo.
    • Trái tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng.
    • Tác phẩm tiêu biểu:
    • "Lời than vãn của bà Trưng Trắc"
    • "Vi hành"
  • Thơ ca
    • Tái hiện một cách chân thật, chi tiết bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và xã hội Trung Quốc.
    • Ghi lại tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong chốn ngục tù.
    • Bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh.
    • Tác phẩm tiêu biểu:
    • Tập thơ "Nhật kí trong tù"
    • "Nguyên tiêu"
    • "Cảnh khuya"...

c. Phong cách nghệ thuật

Rất độc đáo và đa dạng:

  • Văn chính luận
    • Ngắn gọn, súc tích.
    • Lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục.
    • Đa dạng về bút pháp.
  • Truyện và kí
    • Bút pháp hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ.
    • Nghệ thuật trào phúng đặc sắc.
  • Thơ ca
    • Có sự kết hợp độc đáo giữa:
      • Bút pháp cổ điển và hiện đại.
      • Chất trữ tình và chất "thép".
      • Sự trong sáng, giản dị và hàm súc, sâu sắc.

Bài tập minh họa

Ví dụ:

Em hãy phân tích sự phong phú và đa dạng trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Hồ Chí Minh một nhà văn lớn, một nhà chính trị xuất sắc, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
  • Khối lượng tác phẩm khổng lồ. Mỗi tác phẩm đều thể hiện một phong cách rất riêng.

b. Thân bài

  • Phong cách nghệ thuật phong phú và đa dạng:
    • Phong cách chính trị hiện đại.
    • Phong cách chính luận sắc bén.
    • Phong cách cổ điển gắn với thơ đường.
  • Xác định rõ: viết cho ai?, viết cái gì?, viết như thế nào?
  • Sử dụng những hình thức khác nhau cho từng đối tượng khác nhau:
    • Tuyên truyền cách mạng cho nhân dân: sử dụng bài vè, châm ngôn, tục ngữ, thơ ca, ca dao dân gian
    • Thơ chúc tết: viết bằng chữ Hán hồn nhiên, sâu sắc, tinh tế, đậm đà phong vị cổ điển.
    • Viết truyện kí: Khi viết cho người Pháp sử dụng bút pháp hiện đại. Viết cho đồng bào mình thì viết theo lối truyền thống.
    • Văn chính luận: hùng hồn, đanh thép.
  • Kết hợp tình và lí, giọng điệu ôn tồn, thân mật.
  • Chan chứa tình nhân đạo và dạt dào cảm xúc.
  • Phong cách nghệ thuật vừa đa đạng vừa thống nhất thể hiện:
    • Nhất quán trong quan điểm sáng tác.
    • Lối viết trong sáng, giản dị, ngắn gọn, linh hoạt, chủ động.
    • Từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật luôn luôn vận động một cách tự nhiên, nhất quá, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
  • c. Kết bài
    • Hồ Chí Minh có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam.
    • Phong cách nghệ thuật của Người có tác động rất lớn trong phong cách nghệ thuật của các nhà văn lúc bấy giờ và sau này.

 4. Soạn bài Tuyên ngôn độc lập - phần 1: Tác giả

Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa, chính trị lỗi lạc, một nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Để hiểu sâu sắc về Hồ Chí Minh, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Tuyên ngôn độc lập - phần 1: Tác giả.

5. Hỏi đáp về Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng tháng Tám 1945 đến thế kỉ XX

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

6. Một số bài văn mẫu về văn bản Tuyên ngôn độc lập - phần 1: Tác giả

Để hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Hồ Chí Minh, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh - Phần 1: Tác giả 

 QUAY VỀ MỤC LỤC  <===

- Thuyết minh về tác giả Hồ Chí Minh

-- Mod Ngữ văn 12 hoctap24.com

 Bài học cùng chương