Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội - Ngữ văn 12
9/5/2023 2:36:48 PM
nguyentuanninh ...

 

Bài học giúp các em học sinh viết được bài văn nghị luận bàn về một hiện tượng đời sống gần gũi, phù hợp với hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết của mình. Nâng cao ý thức và thái độ đúng đắn đối với những hiện tượng đời sống xảy ra hằng ngày.

Tóm tắt bài

2.1. Ôn lại kiến thức chung về bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

a. Khái niệm nghị luận về hiện tượng đời sống

  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống: là kiểu bài sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội.

b. Yêu cầu của nghị luận về hiện tượng đời sống

  • Phải hiểu vấn đề đúng, sâu, nắm được bản chất vấn đề ⇒ Tập hợp tư liệu chính xác, thuyết phục.
  • Phải thể hiện rõ quan điểm, thỏi độ của mình trước hiện tượng nghị luận ⇒ chỉ ra đúng – sai, lợi - hại, nguyên nhân và cách khắc phục.
  • Người viết giữ lập trường vững vàng trước mọi hiện tượng.
  • Diễn đạt trong sáng, có thể sử dụng tu từ, yếu tố biểu cảm và nêu cảm nghĩ riêng.

c. Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống

  • Tìm hiểu đề
    • Thể loại
    • Vấn đề nghị luận
    • Thao tác nghị luận
    • Phạm vi dẫn chứng
  • Lập dàn ý
    • Mở bài: cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.
    • Thân bài:
      • Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.
      • Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống; thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
      • Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người.
      • Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).
    • Kết bài: cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.
  • Tiến hành viết bài văn
  • Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết

2.2. Một số đề bài gợi ý

  • Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm.
  • Nghị luận xã hội về vấn đề một bộ phận lớp trẻ hiện nay sử dụng tiếng lóng trên mạng, ngôn ngữ chat một cách tùy tiện.
  • Nghị luận xã hội về thái độ sống ích kỉ qua câu chuyện thực phẩm bẩn.
  • Nghị luận xã hội hình tượng người chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma.
  • Nghị luận xã hội: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng.
  • Nghị luận về hiện tượng mê tín quá đà của người Việt qua cách ứng xử tại lễ hội chùa chiền .
  • Nghị luận về văn hóa xếp hàng của người Việt tại nơi công cộng.
  • Nghị luận xã hội về vấn đề làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp?
  • Nghị luận xã hội về vấn nạn hạn – mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1:

Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp?

Gợi ý cách làm:

a. Mở bài

  • Giới thiệu hiện tượng cần bàn.

b. Thân bài

  • Giải thích môi trường sạch đẹp:
    • Môi trường sống bao gồm môi trường không khí, đất, nước.
    • Môi trường sạch đẹp là môi trường không bị ô nhiễm, có sự hài hòa, vẻ mĩ quan cao.
    • Vai trò của môi trường sạch đẹp: tránh bệnh tật, có lợi cho sức khỏe…
  • Môi trường sống sạch đẹp đang bị thu hẹp, nguyên nhân và hậu quả:
    • Thực trạng và nguyên nhân:
      • Hiện nay chúng ta phải đối mặt với tình trạng nguồn nước, không khí đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng vì sự vô trách nhiệm của con người.
      • Rừng trên thế giới và ở nước ta đã bị khai thác, đốt phá quá mức, đang bị hủy hoại nghiêm trọng.
      • Rác thải và xử lí nước thải ở mức báo động cao về độ an toàn vệ sinh.
    • Hậu quả:
      • Môi trường bị ô nhiễm, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của con người. Bệnh dịch dễ phát sinh, hiện tượng căng thẳng mỏi mệt do môi trường gia tăng.
      • Môi trường ô nhiễm làm xấu tổng thể mĩ quan, làm suy giảm sự phát triển kinh tế-xã hội…
  • Giải pháp bảo vệ môi trường sống sạch đẹp.
    • Đối với xã hội:
      • Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải hợp lí. Không làm ô nhiểm các nguồn nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bảo vệ trái đất.
      • Cần có phương án bảo vệ các loài thú, đặc biệt là các loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Tích cực tu bổ làm phong phú thêm thiên nhiên (trồng cây, gây rừng)
      • Khi xây dựng nhà ở, nhà máy, cơ sở sản xuất cần tôn trọng và thực hiện đúng các yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường và xử lí tích cực nguồn khói thải, nước thải, chất thải công nghiệp.
    • Đối với cá nhân:
      • Cần có những hành động thiết thực làm cho môi trường sống ngày càng sạch đẹp.
      • Mỗi học sinh phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi ra sân trường và lớp học, thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh do nhà trường và địa phương tổ chức.

c. Kết bài

  • Khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống và bày tỏ thái độ của bản thân.

Ví dụ 2:

Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,… như trong đoạn trích trên. Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ ý kiến của mình về việc này.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài:

  • Giới thiệu hiện tượng cần bàn.

b. Thân bài

  • Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng
    • Tiếng lóng trên mạng, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ SMS, ngôn ngữ @- là tên gọi chung của hình thức chữ viết dùng để tán gẩu trên mạng thông qua máy vi tính hoặc điện thoại di động.
    • Do sử dụng bàn phím máy tính và bàn phím điện thoại di động có một số bất tiện khi viết tiếng Việt, nên ban đầu có một số người nhất là giới trẻ có một sáng kiến viết tắt một cách tùy tiện cho nhanh.
  • Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh.
    • Thực trạng :
      • Lúc đầu xuất hiện trên mạng trên điện thoại, chat trên máy tính, nay lan dần sang các lĩnh vực khác như nói, viết các loại văn bản khác nhau trong sinh hoạt và học tập.
      • Lớp trẻ mắc phải nhiều nhất. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này là căn bệnh mới trong học đường và lây lan rất mạnh. Nhiều thầy cô, nhiều phụ huynh, nhiều Sở giáo dục đã lên tiếng về việc này trên các phương tiện thông tin..
      • Hiện tượng này lan dần theo thời gian. Đến nay, trở thành một thói quen trong một bộ phận không nhỏ của lớp trẻ hiện nay.
    • Nguyên nhân của hiện tượng trên:
      • Do tiết kiệm thời gian khi "chat" mạng.
      • Do tuổi trẻ nhạy bén với cái mới và muốn có một thế giới riêng, hoặc muốn tự khẳng định mình hoặc nũng nịu với bạn bè và người thân cho vui
      • Do tuổi trẻ vô tư, vô tình không thấy hết tác hại của hiện tượng trên…
    • Hậu quả của hiện tượng trên:
      • Tạo nên một thói quen nói và viết chệch chuẩn, làm mất đi sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, hủy hoại giá trị truyền thống.
      • Ảnh hưởng đến tư duy, ảnh hưởng đến tâm lí của lớp trẻ. Đó là thói xấu nói năng, tư duy một cách tùy tiện, cẩu thả…
    • Cách khắc phục hiện tượng trên:
      • Vì đây là một hiện tượng xã hội phát sinh từ cuộc sống cho nên không thể tẩy chay một cách máy móc một chiều, tránh cách xử lí cực đoan.
      • Giải thích thuyết phục lớp trẻ thấy được rằng sự vô tình của mình có thể gây nên một tác hại khó lường.
      • Tiếp thu có chọn lọc hiện tượng này và sử dụng đúng lúc đúng chỗ không được sử dụng tràn lan trong sinh hoạt và học tập.

c. Kết bài:

  • Không đồng tình với những hành vi trên.
  • Cẩn thận trọng khi tiếp xúc với những hiện tượng mới phát sinh trong cuộc sống hiện đại. Nhất là khi những hiện tượng này mâu thuẫn với những giá trị truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời.
  • Vì vậy, yêu cầu phải có cách ứng xử phù hợp với tính chất của từng hiện tượng để tiếp thu những cái mới mẻ, nhưng cũng không hủy hoại những giá trị truyền thống.

4. Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội

Để nắm được nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

 

Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội

 QUAY VỀ MỤC LỤC  <===

  • Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội
  • Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội tóm tắt

5. Hỏi đáp về bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn hoctap24.com sẽ sớm trả lời cho các em.

 

Phong cách ngôn ngữ khoa học - Ngữ văn 12