Bài học giúp các em hiểu được một số phép tu từ ngữ âm thường gặp. Biết cách phát hiện, phân tích, vận dụng chúng trong từng tình huống thực tế.
Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm Biện pháp tu từ ngữ âm
- Biện pháp tu từ ngữ âm là cách phối hợp, sử dụng khéo léo các âm, thanh, vần, điệu đem đến những màu sắc biểu cảm nhất định cho văn bản.
1.2. Các biện pháp tu từ ngữ âm thường gặp
a. Biện pháp điệp âm
- Khái niệm
- Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.
- Phân loại
- Điệp phụ âm đầu:
- Là sự lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ theo đặc điểm của phụ âm đầu được chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi những liên tưởng tinh tế khác nhau.
- Điệp vần:
- Là sự cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.
- Điệp thanh:
- Sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.
- Điệp phụ âm đầu:
b. Biện pháp tạo nhịp điệu
- Là biện pháp tu từ ngữ âm trong đó người ta cốt tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn, nhằm làm cho lí luận có sức thuyết phục mạnh mẽ.
- Được dùng chủ yếu trong văn xuôi chính luận.
c. Biện pháp tạo âm hưởng
- Là biện pháp tu từ ngữ âm trong đó người ta phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn không phải chỉ cốt tạo ra một sự cân ñối, nhịp nhàng, uyển chuyển, êm ái, du dương, mà cao hơn thế, phải tạo ra một âm hưởng hoà quyện với nội dung hình tượng của câu văn.
- Được dùng chủ yếu trong văn xuôi nghệ thuật.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- Các phụ âm -l - được lặp lại liên tiếp trong câu thơ thứ hai thể hiện trạng thái ẩn hiện của những bông lựu đỏ và gợi một không gian rộng.
Ví dụ 2:
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”
- Sự lặp lại các cặp phụ âm đầu n-n (nỗi niềm), m-m(mà mưa), x-x (xối xả), tr-tr (trắng trời), th – th (Thừa Thiên) một cách liên tiếp, gối đầu lên nhau tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về những cơn mưa triền miên, dai dẳng, khắc sâu thêm tâm trạng đau đáu của tác giả về Huế.
Ví dụ 3:
"Lơ thơ tơ liễu buông mành"
- Điệp vần “ơ” -> hình ảnh thướt tha, mềm mại của cây liễu gợi lên ấn tượng người con gái đài các, kiều diễm.
Ví dụ 4:
“Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sến giang mang lạnh đang bay ngang trời”
(Tố Hữu )
- Vần “ang” được lặp lại diễn tả sự dàn trải, mênh mông.
Ví dụ 5:
Mục đích thi đua ái quốc là gì ?
Diệt giặc đói khổ,
Diệt giặc dốt nát,
Diệt giặc ngoại xâm
- Sự xuất hiện liên tục các thanh trắc trong một ngữ đoạn lớn: Diệt giặc đói khổ/Diệt giặc dốt nát/Diệt giặc ngoại xâm, đã tạo ra hơi văn đặc biệt, góp phần nhấn mạnh mục đích của việc “thi đua ái quốc” ñặt ra đồng thời thể hiện ý chí mạnh mẽ của người phát ngôn.
Ví dụ 6:
“Trong Việt Minh, đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt gái, trai, già, trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo”
- Nhịp điệu của những từ đơn tiết phản nghĩa đối nhau đã tạo nên âm hưởng cho câu văn.
Ví dụ 7:
Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước.
- Nhịp điệu của những cụm từ, những vế, những đoạn câu đối nhau cũng tạo nên âm hưởng riêng cho lời văn:
Ví dụ 8:
“Mỗi người dân Việt Nam, bất kì già, trẻ, trai, gái; bất kì giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên một mặt trận : Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá. Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Trong cuộc thi đua ái quốc, chúng ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Kết quả đầu tiên của cuộc thi đua ái quốc là: Toàn dân sẽ đủ ăn đủ mặc, Toàn dân sẽ biết đọc biết viết. Toàn bộ đội sẽ đầy đủ lương thực khí giới, Để giết giặc ngoại xâm. Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn.
Thế là chúng ta thực hiện:
Dân tộc độc lập
Dân quyền tự do
Dân sinh hạnh phúc.”
- Âm hưởng của đoạn văn trên được tạo ra từ nhiều yếu tố:
- Cách liệt kê các thành phần đẳng lập, cách ngắt dòng, cách tách câu, sử dụng cấu trúc lặp.
- Cách sử dụng các câu dài ngắn khác nhau, nhịp điệu có khi dàn trải, khi tăng tốc, khi mau khi chậm.
=> Tạo ra sự hoà quyện giữa hình thức trình bày và nội dung thể hiện của văn bản, toát lên giọng điệu hùng biện thuyết phục.
3. Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
Để hiểu được một số phép tu từ ngữ âm thường gặp, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
QUAY VỀ MỤC LỤC <===
- Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
- Thực hành một số phép tu từ ngữ âm tóm tắt
4. Hỏi đáp về bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn hoctap24.com sẽ sớm trả lời cho các em.
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học - Ngữ văn 12